20 chất đắt đỏ nhất hành tinh

  •   4,79
  • 35.752

Chúng ta thường quan niệm rằng vàng, kim cương những thứ đắt đỏ nhất. Nhưng không phải vậy, trên trái đất còn rất nhiều vật liệu quý giá, đắt đỏ hơn kim cương hàng nghìn lần thậm chí vượt qua trí tưởng tưởng của con người.

20. Nấm trắng 5 USD/gram, 2000 USD/pound (453,5 gram)

Nấm trắng

Loại nấm này dùng để làm gia vị cho cực kì nhiều món ăn: mì pasta, thịt bò, trứng, cơm. Chúng còn được làm thành dầu nấm trắng và có thể cho vào gần như bất cứ món ăn nào.

19. Saffron: 11 USD/gram (233 ngàn VNĐ/gram)

16 chất đắt đỏ nhất hành tinh

Đứng thứ 16 trong bản danh sách là Saffron, một chất giúp tạo mùi thơm cho các món ăn và các loại bánh. Saffron được bán ra dưới 2 dạng là bột và sợi nhỏ, tùy theo mục đích sử dụng của người dùng.

18. Trứng cá tầm muối Iran 35 USD/gram - 1.000 USD/ounce (28 gram)

Trứng cá tầm muối

Món ăn cao cấp này được ăn nguội và dùng như một loại đồ ăn khai vị kèm theo bánh quy hay bánh mỳ.

17. Platinum 48 USD/gram - 1.365/ounce (28 gram)

Platinum

Ngoài công dụng làm trang sức và làm giải thưởng ra thì platinum còn được sử dụng trong ngành y tế với việc sản xuất thuốc chống ung thư.

16. Vàng: 56 USD/gram (1,18 triệu VNĐ/gram)

16 chất đắt đỏ nhất hành tinh

Hơi ngạc nhiên khi kim loại quý như vàng chỉ xếp thứ 15 trong bảng danh sách này. Vàng nguyên chất rất mềm nên người ta thường pha trộn với bạc, đồng, bạch kim hay palladium để tăng độ bền cho vàng. Hợp kim của vàng thường được dùng làm đồ trang sức, trang trí, tiền xu và chất hàn răng. Ngoài ra, vàng còn một đặc tính nữa là dẫn nhiệt, dẫn điện khá tốt và không bị xỉn màu khi tiếp xúc với không khí nên còn được dùng làm chất bán dẫn và nối các bo mạch điện tử với nhau.

15. Rhodium: 58 USD/gram (1,23 triệu VNĐ/gram)

16 chất đắt đỏ nhất hành tinh

William Hyde Wollaston, một nhà hóa học người Anh (cũng là người phát hiện ra chất palladium) đã tìm ra Rhodium trong một quặng bạch kim (platinum). Rhodium trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là "đỏ" nhưng cái tên này lại không ăn nhập gì với nó. Bản thân Rhodium thường được dùng để tăng sự cứng cáp và độ dẫn điện của các kim loại khác.

14. Bạch kim: 60 USD/gram (1,27 triệu VNĐ/gram)

16 chất đắt đỏ nhất hành tinh

Bạch kim thật sự là một chất đặc biệt, nó có giá trị trong cả ngành công nghiệp, trang trí và cả với ngành y tế, môi trường... Hơn 20% mặt hàng tiêu dùng hoặc được sản xuất từ bạch kim hoặc chứa bạch kim. Ngoài ra, bạch kim còn được dùng làm đồ trang sức, xúc tác trong các thiết bị điện tử và phối hợp với các chất khác trong một số dược phẩm chống ưng thư...

13. Methamphetamine: 100 USD/gram (2,11 triệu VNĐ/gram)

16 chất đắt đỏ nhất hành tinh

Methamphetamine là một chất kích thích tổng hợp và có khả năng gây nghiện cao cũng như ảnh hưởng rất tiêu cực tới sức khỏe của người dùng, kể cả trong trường hợp cai nghiện thì người nghiện cũng không dễ dàng dứt bỏ việc sử dụng chất này.

12. Sừng tê giác: 110 USD/gram (2,32 triệu VNĐ/gram)

16 chất đắt đỏ nhất hành tinh

Loài tê giác đang bị ráo riết săn lùng và đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao chỉ vì tin đồn sừng của chúng có tác dụng trị bách bệnh. Thật đáng buồn là nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy chưa có bằng chứng thuyết phục nào về tác dụng của sừng tê giác đối với sức khỏe của con người.

Tại Việt Nam, sừng tê giác là một thứ có giá trị rất cao, thế nên, số lượng cá thể tê giác trong tự nhiên ngày càng giảm đi đáng kể khi con người quyết tiêu diệt chúng chỉ vì một chiếc sừng mà giá trị chưa biết rõ là như thế nào.

11. Heroin: 130 USD/gram (2,75 triệu VNĐ/gram)

Heroin

Heroin được chế biến từ morphine (một chất được chiết xuất từ cây thuốc phiện). Heroin thường có dạng bột màu trắng hoặc nâu và còn được gọi với một số tên khác như "smack," "H," "skag,", "junk"... Đây là chất có khả năng gây nghiện cao và thường được ví von là "cái chết trắng", "nàng tiên nâu". Tuy nhiên, lợi nhuận từ việc mua bán heroin trái phép là "cực cao" đã khiến nhiều người bất chấp cả mạng sống của mình, thậm chí chống trả lại với cảnh sát, các lực lượng vũ trang để kiếm tiền từ heroin.

10. Cocaine: 215 USD/gram (4,55 triệu VNĐ/gram)

Cocaine

Cocaine cũng nằm trong số những chất có khả năng gây nghiện cao và được chiết xuất từ lá của cây Erythroxylon coca, một loại cây có nguồn gốc từ cao nguyên Andean ở Nam Mỹ. Cocaine được xem là chất kích thích mạnh mẽ nhất có nguồn gốc từ thiên nhiên. Một điều thú vị là cái tên Cocaine lại xuất phát từ các nhà máy "coca" khi Coca-Cola lần đầu tiên cho thêm 9 mg chất này trong mỗi chai nước uống băng thủy tinh của họ (năm 1903), tuy nhiên sau đó công ty đã thay chất này bằng các loại nguyên liệu khác.

9. Lysergic Acid Diethylamide (LSD): 3000 USD/gram (63,52 triệu VNĐ/gram)

Lysergic Acid Diethylamide

Lysergic Acid Diethylamide (LSD) được xem như là chất gây nghiện đắt giá nhất trong bản danh sách này. Đây là một chất có khả năng gây ảo giác cho con người với một liều dùng cực nhỏ. Khi sử dụng thuốc, người dùng sẽ có những hành vi thiếu kiểm soát và thường dẫn đến những hệ lụy rất khó lường. Vì vậy, tốt nhất là bạn hãy tránh xa nó ra và hãy từ bỏ ý tưởng thử LSD dù chỉ một lần.

8. Plutonium: 4000 USD/gram (84,7 triệu VNĐ/gram)

Plutonium

Plutonium là một nguyên tố phóng xạ nổi tiếng với vai trò tạo ra năng lượng hạt nhân thông qua phản ứng nhiệt hạch - cả trong thời bình (các nhà máy điện hạt nhân) và trong chiến tranh (bom hạt nhân). Plutonium rất độc hại và dễ cháy nhưng số lượng trong tự nhiên khá ít nên dẫn tới việc giá thành của chất này rất cao và được các quốc gia đưa vào danh sách những chất được bảo quản và sử dụng theo những chế độ hết sức nghiêm ngặt.

7. Painite: 9000 USD/gram (190,5 triệu VNĐ/gram)

Painite

Được phát hiện và đặt tên bởi Arthur C.D. Pain vào năm 1950 nhưng tại thời điểm đó không nhiều người biết Painite là gì. Cho tới gần đây, một số tảng đá Painite có kích thước đủ lớn để cắt thành đá quý được phát hiện thì người ta mới chú ý nhiều đến nó. Mặc dù vậy, số lượng Painite trong tự nhiên là cực kì hiếm, điều này lí giải vì sao chỉ 1 gram Painite đã có giá hơn 190 triệu VNĐ.

6. Đá quý Taaffeite: 20.000 USD/gram (423,5 triệu VNĐ/gram)

Đá quý Taaffeite

Được phát hiện năm 1945, Taaffeite thu hút những người "sành" đá quý bởi màu tím huyền bí và sang trọng của nó. Và hiển nhiên, Taaffeite được xem như là một trong những loại đá quý đắt tiền nhất hiện nay.

5. Tritium: 30.000 USD/gram (635,2 triệu VNĐ/gram)

Tritium

Tritium là phóng xạ đồng vị của hydro và được tổng hợp trong các phản ứng hạt nhân (bao gồm cả các vụ thử hạt nhân). Trong nghiên cứu, nó được sử dụng trong cá lò phản ứng nhiệt hạch và trong các máy neutron. Trong cuộc sống hàng ngày, người ta pha trộn Tritium với các chất phát sáng để tạo ra nguồn sáng liên tục mà không cần pin, ví dụ dùng làm điểm ngắm cho súng trường...

4. Kim cương: 55.000 USD/gram (1,16 tỷ VNĐ/gram)

Kim cương

Đều cấu tạo từ nguyên tố carbon nhưng kim cương với cấu trúc tinh thể lập phương bền vững và long lanh hơn rất nhiều so với than chì. Kim cương có độ cứng cực cao và dẫn nhiệt cũng khá tốt, trong công nghiệp người ta dùng kim cương để làm các loại dao cắt và đánh bóng các loại kim loại. Đặc biệt, kim cương là một trang sức vương giả và đã được con người khai thác từ rất lâu trong tự nhiên. Ngày nay, con người đã có thể tạo ra kim cương nhân tạo nhưng tất nhiên giá trị không bằng kim cương được hình thành từ tự nhiên.

3. Californium 252: 27 triệu USD/gram (571,2 tỷ VNĐ/gram)

Californium 252

Californium-252 là đồng vị phóng xạ hiếm được sử dụng trong việc chụp X quang, làm nguồn kích hoạt lò phản ứng và sử dụng trong việc điều trị ung thư và một số ngành khoa học khác. Tuy nhiên, cũng lưu ý thêm rằng Californium 252 rất độc nếu tiếp xúc trực tiếp với cơ thể người và bản thân chất này có thể gây ung thư đối với người nếu chúng ta sử dụng không đúng cách.

Các nhà khoa học tạo ra californium thông qua bắn phá curium bằng hạt alpha. Phản ứng tạo ra nguyên tố phóng xạ với số nguyên tử là 98. Hiện nay, giới nghiên cứu đã biết 10 đồng vị của californium. Californium chỉ có thể tạo ra bằng phương pháp nhân tạo trên Trái Đất nhưng được cho là có nguồn gốc từ vụ nổ siêu tân tinh.

2. Endohedral fullerenes: 145 – 167 triệu USD/gram

Mô hình của endohedral fullerenes.
Mô hình của endohedral fullerenes. (Ảnh: Đại học Oxford)

Endohedral fullerenes là phân tử fullerene thường có thêm nguyên tử, ion hoặc các cụm ở bên trong cấu trúc hình cầu. Được tạo ra lần đầu tiên vào năm 1985, về cơ bản, endohedral fullerene là lồng nguyên tử carbon với một nguyên tử nitơ mắc kẹt bên trong. Vật liệu này có nhiều ứng dụng trong đồng hồ nguyên tử độ chính xác cao.

1. Phản vật chất: 6,25 nghìn tỷ USD/gram

 Phản vật chất: 6,25 nghìn tỷ USD/gram

Phản vật chất (antimatter) tồn tại dưới dạng các hạt, có khối lượng giống như các hạt bình thường nhưng khác nhau về tính chất. Khi các hạt thông thường va hạt phản vật chất gặp nhau chúng sẽ tạo ra một nguồn năng lượng rất lớn tồn tại dưới dạng các photon năng lượng cao (tia gamma), neutrino... Lí do phản vật chất đắt tiền vì rất khó để tạo ra chúng và ứng dụng của chúng và một điều tất nhiên đây là loại vật chất mắc tiền nhất hiện nay trên thế giới.

Chỉ 1gram phản vật chất có thể thay thế cho toàn bộ nhiên liệu dùng cho tàu con thoi. Năng lượng từ một phản ứng phản hạt gấp 10 tỷ lần một phản ứng cháy hóa học, có thể rút ngắn thời gian khứ hồi giữa sao Hỏa và Trái Đất từ 2 năm xuống còn vài tuần.

Cập nhật: 28/12/2022 Tổng hợp
  • 4,79
  • 35.752