3 thiên hà chơi trò cho-nhận lực hấp dẫn

  •   52
  • 1.305

Nằm cách chúng ta 100 triệu năm ánh sáng tại chòm sao Piscis Austrinus (Southern Fish), ba thiên hà đang chơi trò cho và nhận có thể dẫn đến sự kết hợp giữa chúng để trở thành một thực thể khổng lồ.

Bức ảnh mới do máy ảnh dùng để khảo sát được lắp đặt trên Kính viễn vọng không gian Hubble NASA/ESA chụp được cho phép các nhà thiên văn học quan sát chuyển động của đám khí từ thiên hà này sang thiên hà khác, tiết lộ sự tương tác phức tạp giữa chúng.

Bức ảnh về ba thiên hà NGC 7173 (ở giữa bên trái), NGC 7174 (ở giữa bên phải) và NGC 7176 (ở dưới bên phải) thuộc Hickson Compact Group 90 được đặt tên theo nhà thiên văn học Paul Hickson. Ông là người đầu tiên phân loại nhóm thiên hà nhỏ bé này vào những năm 1980. Trong bức ahr, NGC 7174 là một thiên hà xoắn ốc bị chia cắt nham nhở bấu víu để tồn tại dưới tác động của hai hàng xóm lân cận của nó. Sự tương tác mạnh mẽ giữa các thiên hà đã kéo số lượng sao đáng kể ra khỏi thiên hà của chúng. Những ngôi sao này hiện nằm rải rác bên ngoài, hình thành nên một vùng phát sáng mỏng manh trong nhóm thiên hà. (Ảnh: NASA, ESA and R. Sharples (University of Durham, U.K.))

Ba thiên hà được chụp ảnh là NGC 7173 (ở giữa bên trái), NGC 7174 (ở giữa bên phải) và NGC 7176 (ở dưới bên phải) thuộc Hickson Compact Group 90 được đặt tên theo nhà thiên văn học Paul Hickson. Ông là người đầu tiên phân loại nhóm thiên hà nhỏ bé này vào những năm 1980. NGC 7173 và NGC 7176 là các thiên hà êlip bình thường và tĩnh lặng. Nó không có nhiều khí hoặc bụi.

Ngược lại, NCG 7174 lại là một thiên hà xoắn ốc bị chia cắt nham nhở bấu víu để tồn tại dưới tác động của hai hàng xóm lân cận của nó. Tương tác mạnh mẽ xảy ra giữa các thiên hà đã kéo số lượng sao đáng kể ra khỏi thiên hà của chúng. Những ngôi sao này hiện nằm rải rác bên ngoài, hình thành nên một vùng phát sáng mỏng manh trong nhóm thiên hà.

Về cơ bản, các nhà thiên văn học tin rằng những ngôi sao trong NGC 7174 sẽ được đưa trở lại “đảo vũ trụ” khổng lồ, lớn gấp hàng chục đến hàng trăm lần thiên hà Milky Way của chúng ta.

G2V Star (Theo ScienceDaily)
  • 52
  • 1.305