Bãi đá cổ khổng lồ thần bí

  •  
  • 5.519

Ở Zhili có bãi đá khổng lồ nổi tiếng thế giới đã có trên dưới 5000 năm lịch sử. Trên bãi đất trũng hình tròn với đường kính 200m, những cột đá to đứng sừng sững theo trật tự xếp thành 5 vòng tròn, tâm vòng tròn là một tảng đá rất bằng phẳng.

(Ảnh: plateauperspectives)

Người ta đã đưa ra rất nhiều phỏng đoán về bãi đá này. Có người nói, nó là nơi thờ cúng thiên thần; có người nói nó là đồng hồ Mặt trời; cũng có người nói nó là khu mộ cổ. Gần đây, có nhà khảo cổ đưa ra giả thiết bãi đá khổng lồ này có thể là một loại đồng hồ mùa vụ, dùng cột đá để đo vị trí di chuyển của Mặt trời, từ đó tìm hiểu sự thay đổi biến hóa của bốn mùa. Vị trí Mặt trời mọc trong một năm di chuyển chầm chậm. Ngày đó, sau khi phát hiện ra hiện tượng này, người đã đã dựng những cột đá để quan sát Mặt trời. Từ sự thay đổi của bóng nắng giữa các cột đá và phương vị Mặt trời mọc, họ nhận biết sự thay đổi của mùa vụ. Cách nói này chưa thể khẳng định là chính xác nhưng cũng có một chút cơ sở khoa học.

Những di tích giống như bia kỷ niệm được làm bằng đá như vậy còn rất nhiều. Nhưng việc dùng cột đá xếp lại thành những vòng tròn to nhỏ khác nhau thì rất hiếm, và cho đến nay con người cũng chưa biết người cổ xưa dùng nó vào việc gì? Phần lớn mọi người đều đoán rằng, nó có quan hệ mật thiết thậm chí thần bí với việc thờ cúng tôn giáo cổ đại.

Nói đến những bãi đã khổng lồ, còn có nhiều bị ẩn không khỏi khiến người ta suy nghĩ. Ở khu vực Trung Đông Liban, có một làng nhỏ gọi là Nangabek tên cũ là Haliplis, là nơi trao đổi hàng hóa chủ yếu giữa Rome và Babylon. Nơi đây còn giữ lại di tích điện thần Chubit và điện Thần rượu của Đế quốc La Mã ở thời kỳ hưng thịnh phồn vinh nhất. Điều khiến người ta thấy kỳ lạ là đoạn giữa đường đến Nangabek có một khối đá cực kỳ lớn, hơn 1900 năm nay không ai nhòm ngó đến. Khối đá này dài 21m, rộng 5m, cao 5m, nặng 1500 tấn, có thể làm được toà nhà tập thể cao 6 tầng, mặt tiền rộng 7m, sâu 10m, tường dày 20cm. Những ai đã chuyển khối đá này? Mục đích gì? Khối đá được chuyên từ đâu đến?  Tại sao lại phải đục đẽo cẩn thận? Tại sao lại bị vứt bỏ ở nơi xa xôi hẻo lánh này? Hàng loạt thắc mắc vẫn còn chờ giải đáp.

Lấy Pérou ở Nam Mỹ làm trung tâm, lãnh thổ nước Đế quốc Inca cổ xưa phồn thịnh lên, phía Nam từ Zhili phía Bắc tới Colombia tổng cộng dài 5600km. Thủ đô của nước này được xây dựng trên vách đá cheo leo có độ cao 700m so với mặt nước sông Urubamba. Tế đàn trong chùa của thành phố dùng những khối đá hoa cương nặng tới trên 1000 tấn để xây dựng. Giữa các khối đá, người thợ Inca đã không dùng một chút vôi vữa nào nhưng chúng vẫn được ghép lại rất khít và rất đẹp, không nhìn thấy khe hở, thậm chí một cái kim khâu cũng không lọt được. Và cho đến nay, sau 1500 năm, nó vẫn như lúc ban đầu. Điều khiến người ta kinh ngạc hơn nữa là, người cổ đại đã bằng cách nào đưa được những khối đá to nặng như vậy từ dưới khe núi sâu 700m lên trên đỉnh núi cao, vách đá thì cheo leo dốc đứng. Cho đến nay vẫn chưa có ai giải đáp đựoc câu đố này và đang chờ con người tìm tòi khám phá.

H.T (Theo Nền văn minh cổ thế giới)
  • 5.519