Bạn có thể tin vào những gì mắt mình nhìn thấy hay không?

  •  
  • 1.927

Một báo cáo mới cho biết, bạn có thể nhớ sai khi mắt đảo liên tục để nhận dạng quang cảnh.

Cho dù chúng ta có đang uống nước trong một khung cảnh nào đó hay không, nhãn cầu của chúng ta luôn đảo liên tục một cách tự nhiên để ghi nhận những đặc điểm khác nhau của quang cảnh. Một nghiên cứu trước đây đã xác định được rằng, nhãn cầu nhìn một điểm cụ thể trong vòng từ một phần ba đến một vài giây; giữa những lần nhìn như vậy, nhãn cầu đảo liên tục trong 50 phần nghìn giây. Trong suốt sự thay đổi về chú ý này, sức nhìn bị giảm sút và một mảng mù nhất thời xảy ra.

Vì vậy, với tất cả sự chuyển động “điên rồ” này (chưa kể đến sự mù tạm thời), làm thế nào não của chúng ta có thể tập hợp tất cả các đặc điểm của khung cảnh lại thành một bức tranh hoàn chỉnh, chi tiết và liên tục?

Câu trả lời có thể là do một nếp nhăn trong quá trình xử lý hình ảnh có tên là “sự mở rộng ranh giới ("boundary extension"), và nhờ đó, não hình dung ra cảnh vật không chỉ bằng thông tin được đưa vào, như một hình ảnh chẳng hạn, mà còn bằng thứ mà não ngoại suy được ở bên ngoài ranh giới của bức ảnh.

“Thế giới bao quanh bạn nhưng bạn chỉ có hai nhãn cầu ở ngay trước mặt để thu lại hình ảnh của thế giới này mà thôi,” bà Helene Intraub, nhà tâm lý học tại trường đại học Delaware và đồng tác giả của một nghiên cứu mới về quá trình xử lý thị giác đăng trên tạp chí Neuron, phát biểu.

Các nhà khoa học tin rằng một lỗi trong quá trình xử lý thị giác có thể giúp não “bù đắp” những đợt thông tin riêng biệt nhận được từ nhãn cầu khi chúng đảo liên tục. (Ảnh: Imaginginfo.com)

Năm 1989, bà Intraub tham gia vào một nghiên cứu lần đầu tiên mô tả đặc điểm của sự mở rộng ranh giới. Vào lúc đó, bà phát hiện ra rằng khi người ta được cho xem một bức ảnh giống nhau hai lần – bức tranh một chiếc xe đạp ở đằng trước một hàng rào màu trắng – trong vòng vài phần nghìn giây, thì những người này sẽ nhầm lẫn bức ảnh nhìn lần thứ hai là cận cảnh của chiếc xe đạp và không giống với chi tiết bức ảnh trước đó họ thấy. Thú vị là, nếu người ta được cho xem cùng một bức ảnh và sau đó là một phiên bản góc ảnh rộng của bức ảnh đó – với chiếc xe đạp sẽ nhỏ hơn một chút (bởi vì phần hàng rào sẽ to hơn trong bức ảnh) – thì họ sẽ có thể nhầm lẫn bức ảnh thứ hai giống như bức ảnh ban đầu họ thấy. Bà Intraub cho biết, một cách cơ bản, dường như là “não đã lên sơ đồ xung quanh các góc của bức ảnh,” và điều này có thể là cách để “giúp não hợp nhất những lần mắt dừng lại từng điểm một cách liên tục với nhau.”

Trong nghiên cứu này, bà Intraub đã cùng làm việc với nhà tâm lý học Marvin Chun tại phòng thí nghiêm của ông Marvin tại trường đại học Yale để nghiên cứu xem, thông qua kỹ thuật chụp ảnh cộng hưởng từ trường chức năng fMRI, liệu hành vi mà bà đã quan sát có thật sự diễn ra trong não hay không. Nhóm nghiên cứu đã tập trung vào hai vùng não có liên quan tới quá trình nhận thức quang cảnh cụ thể: vùng hải mã (PPA), một vùng ở phần nửa đáy não giữa hai bán cầu não và vùng vỏ não retrosplenia (RSC) nằm phía ngoài cùng lớp não. 18 người tham gia cuộc thử nghiệm được cho xem hai bức ảnh liên tục nhau, chẳng hạn bức ảnh một vòi nước máy trên bãi cỏ, xuất hiện theo một trong 4 cách: cận cảnh rồi đến màn ảnh rộng, góc ảnh rộng rồi đến cận cảnh, rộng ghép với rộng hoặc hai ảnh cùng cận cảnh theo hàng ngang.

Trong vùng vỏ não RSC, có một tia hoạt động điện khi bức ảnh đầu tiên được chiếu lên. Một kích hoạt tương đương được đo thấy khi bức ảnh thứ hai xuất hiện theo cách ở trên – ngoại trừ khi ảnh cận cảnh được chiếu sau ảnh có góc ảnh rộng. Sự suy giảm của hoạt động này khi bức ảnh có góc ảnh rộng được chiếu sau một bức ảnh hẹp hơn, bà Intraub nói, “cho thấy rằng vùng não này đã diễn ra như tôi thấy trước đó.” Ở vùng não PPA, độ hoạt động bị giảm ở mọi trường hợp, ngoại trừ khi ảnh cận cảnh được chiếc sau ảnh có màn ảnh rộng. Bà Intraub giải thích, điều này cho thấy, vùng PPA đã diễn ra quá trình mở rộng ranh giới và nó còn “thu nhặt”
các đặc điểm của quang cảnh trong bức ảnh. Bà nói, “trong vùng PPA, những gì chúng tôi phát hiện ra là nếu bạn đưa ra một bức ảnh cận cảnh và sau đó cũng là bức ảnh cận cảnh, thì vẫn được não nhận ra – độ hoạt động của não ít bị suy giảm.”

Các nhà nghiên cứu còn kiểm tra một vùng gọi là vỏ não chẩm bên, một vùng nằm ở phía cuối não có tính định hướng vật thể. Ở mọi trường hợp thử nghiệm, hoạt động của phần não này bị suy giảm khi bức tranh thứ hai được cho xem, nghĩa là, nó chỉ chú ý sự có mặt của vòi nước máy mà thôi.

Bà Intraub ghi nhận, trong khi mở rộng ranh giới dường như là một cơ chế đối phó trong việc hợp nhất thông tin từ những hình ảnh được nhãn cầu ghi lại, thì “chúng ta không thể tạo ra sự liên kết trực tiếp nào,” bởi vì những vùng này, “không tham gia vào quá trình chuyển động của mắt.” Thay vì vậy, “phần não này, theo như chúng tôi nghĩ, đang nói cho chúng ta biết về sự hình dung của não, sự hình dung mà nó “dịch ra” từ những hình ảnh khác nhau mà nhãn cầu ghi nhận".

Bà nói thêm rằng, cần phải thực hiện them nhiều nghiên cứu sử dụng kỹ thuật fMRI nữa để có thể xác định rõ hơn vai trò chính xác của vùng PPA và RSC trong quá trình xử lý thị giác.

Thanh Vân

Theo Sciam, Sở KH & CN Đồng Nai
  • 1.927