Bạn nghĩ mình có kiến thức rộng

  •   3,33
  • 2.692

Chúng ta thường gặp những người tự cho bản thân là “biết tuốt”. Nếu nói về những sản phẩm như rượu hoặc môtô, họ có thể biết rất nhiều. Nhưng về vấn đề kế hoạch sức khỏe, chính sách xã hội, hoặc dinh dưỡng, những gì họ biết không nhiều như họ tưởng, theo nghiên cứu mới trên Tạp chí Consumer Research.

Các tác giả Jay P. Carlson (Đại học Union), Leslie H, Vincent, David M. Hardesty (cả hai thuộc đại học Kentucky), và William O. Bearden (Đại học Nam Carolina) đã thực hiện một phân tích đối với 103 nghiên cứu về kiến thức của người tiêu dùng được thực hiện từ năm 1980 đến năm 2007. Các nhà nghiên cứu giải thích: “Kết quả của chúng tôi cho thấy rất nhiều người không ý thực được độ hiểu biết của mình. Họ tự lừa dối bản thân mình rằng họ có tầm hiểu biết rất rộng”.

Trong nghiên cứu, các nhà khoa học so sánh kiến thức khách quan (những gì một người biết) với kiến thức chủ quan (những gì một người nghĩ rằng mình biết). Họ cũng so sánh kiến thức về hàng hóa với kiến thức về dịch vụ hoặc sức khỏe, sản phẩm bền đối với sản phẩm bền, sản phẩm ngộ nghĩnh với sản phẩm thiết thực.

(Ảnh : gurulib.com)

Mối tương quan giữa kiến thức khách quan và kiến thức chủ quan về sản phẩm, hàng hóa cao hơn so với dịch vụ và thông tin liên quan đến sức khỏe. Con người đánh giá kiến thức của mình về sản phẩm ngộ nghĩnh tốt hơn sản phẩm thiết thực.

Các tác giả cũng phát hiện rằng cảm giác của một người về kiến thức của bản thân phụ thuộc vào đối tượng họ so sánh bản thân mình với. “Kết quả của chúng tôi chỉ ra rằng nếu so sánh với một chuyên gia, mối tương quan giữa kiến thức chủ quan và kiến thức khách quan của một người cao hơn là khi so sánh với một người bình thường”.

Tham khảo:
1. Jay P. Carlson, Leslie H. Vincent, David M. Hardesty, and William O. Bearden. Objective and Subjective Knowledge Relationships: A Quantitative Analysis of Consumer Research Findings. Journal of Consumer Research, February 2009

Trà Mi (Theo ScienceDaily)
  • 3,33
  • 2.692
Xem thêm: kiến thức