Duy vật biện chứng mang ý nghĩa định mệnh

  •   2,34
  • 12.626

Hẳn các bạn đều biết đến cây tiến hóa nổi tiếng của Charles Darwin, sơ đồ trí tuệ của Tony Buzan, thuyết nhân quả của Thích ca Mâu ni; thuyết tương đối của Albert Einstein, thuyết Vạn vật hấp dẫn của Issac Newton, sự Logic trong sự vận động tất yếu của một chuổi vật lí, cấu tạo vật chất của não bộ, 4 lực cơ bản, bức xạ tàn dư khi một sinh vật chết đi, hóa chất tác động đến suy nghĩ... Đặc biệt là Thuyết duy vật biện chứng của Karl Marx.

Vậy từ những đều này chúng ta hãy suy nghĩ về vấn đề định mệnh.

- Trước hết mình muốn nói đến các đấng sáng tạo:

Như chúng ta biết, mỗi dân tộc đều có một đấng sáng tạo riêng của họ để tôn thờ, dần hình thành những đạo giáo và tất cả đều hướng đến cái tốt đẹp. Rất hay!

Nhưng chúng ta hãy nhìn vào bản đồ thế giới. Khi địa lí phân chia ra những phần đất khác nhau thì lại có những đấng sáng tạo đặc trưng cho những vùng đó (Google Earth cho chúng ta thấy rõ hơn). Vùng Đông Á có mẹ Nữ Oa, thần Trụ Trời; Châu Âu trước là Zeus sau là Thiên Chúa; Nam Á có thần sáng tạo. Đấng sáng tạo sao lại xuất hiện muôn hình muôn vẻ như thế mà lại chẳng có sự liên hệ gì. Mình có thể sáng tạo ra câu chuyện rằng họ chia nhau để sáng tạo ở những phần khác nhau của Trái Đất tuy nhiên các bạn nên nhớ rằng ngoài những đấng sáng tạo nổi tiếng này ra thì gần như mỗi dân tộc đều có những vị thần sáng tạo khác nhau để thờ mà bạn nghĩ xem có bao nhiêu dân tộc trên thế giới này cả đã bị diệt vong và vẫn còn tồn tại. Nhưng câu chuyện này của mình quả là phi lý khi tồn tại Jesus - đấng sáng tạo được mêu tả rất rõ ràng là đã sáng tạo ra cả vũ trụ, động thực vật, con người và còn rất nhiều di tích để lại như bảy ngày trong tuần, Giáng sinh... Hoặc một câu chuyện khác là chỉ duy nhất một vị thần sáng tạo ra cả vũ trụ này nhưng vì con người ở những vùng khác nhau với tư tưởng khác nhau suy nghĩ khác nhau về vị thần này. Mình nghĩ đây là một giả thuyết phù hợp vậy như thế thì vị thần ấy chưa từng hiện hình cụ thể để con người phải nhầm tưởng về hình dáng, trang phục, văn hóa của vị thần bởi thế mới có sự mâu thuẫn nhau trong cùng một loại hình tôn giáo nên phân ra nhiều trường phái.Mình còn nghĩ ra nhiều câu chuyện khác nữa.

Các tôn giáo về các vị thần này đã hình thành chỉ dựa trên nền tảng của sự suy nghĩ của con người chưa ai đưa ra bằng chứng khoa học về sự tồn tại của các vị thần tất cả chỉ là những tiên đề cấm bàn cãi, và tất nhiên sẽ sinh ra những định lí của nó. Các nhà duy vật đã dám đụng đến những định lí này nên có nhiều người phải trả giá. Tuy nhiên đạo nào thì cũng hướng con người đến cái đẹp, cái tốt. Sẽ khủng khiếp thế nào nếu thế giới này không có tôn giáo và tôn giá.

- Tiếp theo mình muốn nói đến vấn đề thần thánh, ma, phép thuật, đức tin:

Thần thánh, ma, phép thuật đến nay các nhà khoa học vẫn chưa có kết luận cuối cùng.Nhưng dần càng nhiều người càng tỏ không tin vào những điều này vì xu hướng chung.Họ sợ mình sẽ bị chê cười trước khoa học vì là kẻ yếu đuối. Vì người ta cho rằng khoa học và những vấn đề này là đối nghịch.Có những người cũng không tin vào những vấn đề này vì họ tin vào khoa học…Vấn đề thần thánh mình có thể giải thích như đấng sáng tạo tức là vấn đề về văn hóa, địa lí, khí hậu, mâu thuẩn. Vấn đề ma mình có thể giải thích bằng bức xạ tàn dư: http://vatlysupham.hnue.edu.vn/viewtopic.php?f=115&t=2894, xem loạt bài sau: http://thethaovanhoa.vn/306N20080618105048411T132/giai-ma-cac-hien-tuong-di-thuong-ky-1.htm, các bạn có thể tìm quyển Lí giải những hiện tượng dị thường của Đỗ Kiên Cường…. và nếu ma là bức xạ tàn dư thì mỗi khi nó gây tác động hiện hình đến thể giới chúng ta như khóc, dịch chuyển vật, gây tiếng động… thì nó sẽ mất đi dần khi gây hành động vì theo định luật bảo toàn năng lượng và công thức E = MC2 của Einstein.Với lại bộ não loài người tinh tế biết chừng nào mà lại có mức trí tuệ như một hồn ma. Nếu nói phần giúp con người thông minh chính là linh hồn thôi thì bộ não chúng ta dẫn truyền các xung động thần kinh với mục đích gì, (ngày nay chúng ta đã biết cách kiềm hãm nhiều chức năng của não lên cơ thể). Vấn đề pháp thuật thật sự mình không có cách lí giải bởi vì mình chỉ thấy nó trên phim ảnh, chuyện, tin đồn. Và căn cơ của các vấn đề trên đều xuất phát từ pháp thuật.

Dù gì đi nữa sự tồn tại màu nhiệm trong niềm tin của chúng ta là điều cần thiết để chúng ta sống trong thế giới này.Nếu không chúng ta sẽ không có đạo đức, tình yêu. Người Việt Nam ta thờ cúng ông bà là một điều tốt; có trên, có dưới là một điều tốt (Bạn nào không thích vế 2 thì bạn thử nghĩ xem nếu một đứa nhỏ xúc phạm bạn thì điều đầu tiên bạn nghĩ là đến cha mẹ của đứa nhỏ chứ không phải là tư cách của nó - xem sách Trong Chớp Mắt). Đó là truyền thống của mình nhưng không vì thế mà một mực khăng khăng tuân theo rập khuông mà phải biết lựa chọn điều thích hợp với cuộc sống hiện đại của chúng ta. 

Mục đích mình nêu ra 2 điều vừa rồi là nhằm các bạn có tôn giáo hãy bình tĩnh mà có cái nhìn bình đẳng cho khoa học và tôn giáo.

- Tiếp theo mình muốn nói đến Toán học, Ngôn ngữ và Vật lí học:

Toán học, ngôn ngữ là những công cụ do con người phát minh nhằm mô tả thế giới. Chúng ta giao tiếp hằng ngày dùng ngôn ngữ để nói những câu khẳng định, phủ định, câu hỏi đều là nhằm mô tả những chuyện trong cuộc sống, trong khoa học. Còn mô tả đúng hay không đúng thì là chuyện của người dùng ngôn ngữ nhưng người dùng cũng cố gắng đảm bảo tính logic thì nó mới có nghĩa. Toán học cũng thế nhưng ta thấy rõ ràng nó mô tả khoa học chính xác và suy cho cùng nó cũng là một dạng ngôn ngữ. Vậy đây là hai ngôn ngữ của con người dùng để mô tả thế giới.

Thế giới chúng ta là bắt nguồn từ vật chất và vật chất vận động nhờ nguyên lí mà ta gọi là vật lí.Vật lí học cố gắng nghiên cứu vật lí. Vật chất bao gồm các hạt cơ bản, nguyên tử, phân tử, dạng vật chất cao hơn. Chúng ta nên nhớ đơn vị nghiên cứu thấp nhất của hóa học là nguyên tử, của sinh học là dạng vật cao hơn thuộc sinh vật, kết hợp hai ngành này lại ta được sinh hóa học hoặc y học. Dạng vất chất cao hơn bao gồm con người (mình muốn nói đến ý thức) vậy văn học, tâm lí học, kinh tế học, mĩ thuật, kiến trúc,âm nhạc, điện ảnh… là đang nghiên cứu đến một phần của dạng vật chất cao này (con người). Vậy tất cả những ngành này đều thuộc về vật lí học. Ví dụ việc chúng ta xem một bức tranh và cảm nhận vẻ đẹp nó suy cho cùng đều do vật lí tri phối bởi thế giới chúng ta là duy vật. Vì thế mà mình đã nhập các ngành này lại thành vật lí học bởi những hành động đều là những hiện tượng vật lí mà thành. Nhưng quá trình nghiên cứu, nếu môn tâm lí học mà xét từ góc độ vật lí thì quá phức tạp và dường như là không thể, con người đã phân chia rõ ràng thành các ngành khác nhau và từ đó chúng ta làm mất đi cái nhìn đúng đắng về vật lí trong thế giới khách quan. Vậy vật lí là tất cả nó tri phối toàn bộ sự vật tạo thành sự việc từ đó con người có nhận thức mà phát minh ra toán học, ngôn ngữ dựa vào sự cảm nhận về thế giới. (Toán học đã phát triển ở những nơi khác nhau với những hình thức khác nhau về kí hiệu, cách hiểu nhưng qui chung nó vẫn là một hiện tượng; đến khi nó thống nhất lại chúng ta được nền toán học như ngày nay; Ngôn ngữ dù phát triển dưới muôn hình vạn trạng nhưng vẫn đang mô tả về một sự việc bởi thế chúng ta mới có thể chuyển ngữ nhưng lại có những cách hiểu khác nhau về sự vật, sự việc bởi thế mới có văn hóa khác nhau).  

Mục đích mình nêu ra vấn đề này nhằm các bạn yêu các ngành khoa học khác vật lí học có cái nhìn thật rõ ràng về vật lí.

- Tiếp theo mình muốn nói đến sự duy vật biện chứng:

Qua nhiều năm học tập vật lí, các bạn cũng đã biết về sự tất yếu của một hiện tượng vật lí. Tức là sự lệ thuộc lẫn nhau giữa các đại lượng vật lí là có thật; từ đó dẫn đến những hiện tượng vật lí mà ta có thể đoán trước được (Trừ khi mình không hiểu hết hiện tượng). Ví dụ hai hòn bi lăn chạm lệch tâm dẫn đến hai hòn bi sẽ xoáy, vận tốc thay đổi thế nào, thời gian bao nhiêu, vì sao lại thế thì vật lí học có thể giải thích hết.Nhưng những điều chúng ta có thể làm quả là rất ít so với sự tinh tế của nguyên lí vận động của vật chất. Tức là mình muốn nói rằng muốn giải thích cho đúng đủ thì phải ít nhất dựa vào bốn lực cơ bản và các hạt cơ bản. Vậy ta thấy rằng các hạt cơn bản tương tác với nhau bằng các lực cơ bản một cách khách quan (hiển nhiên). Từ vụ nổ Big Bang các vật chất đó đã tương tác với nhau nên quá trình tiến hóa của vũ trụ là hiển nhiên; nghĩa là trái đất chúng ta có sự sống cũng là sự hiển nhiên đã được định đoạt từ giây 10^-41 sau Big Bang. Quá trình tiến hóa từ vật chất vô cơ đến hữu cơ đến tiền sinh học rồi sinh học thì đã làm cho bộ mặt trái đất thay đổi rất nhiều. Darwin chỉ ra sự tiến hóa diễn ra hết sức tự nhiên phụ thuộc rất lớn vào điều kiện môi trường sống và bản chất nội tại của sinh vật mà dẫn đến chọn lọc tự nhiên. Nên con người mới có khả năng viết ra cây tiến hóa sinh vật và có khả năng dự đoán được những mắc xích tiến hóa ấy bằng các nghiên cứu về sinh học, địa lí…Vậy tóm lại mình muốn nói rằng con người xuất hiện là một điều hiển nhiên (và may mắn).Vấn đề khó chấp nhận ở đây chính là trí tuệ cũng là một sản phẩm của sự vận động khách quan của vật chất.Thật vậy chúng ta biết rằng chúng ta cấu thành từ vật chất, chịu sự tri phối của các nguyên lí vận động của vật chất(vật lí). Nên những suy nghĩ chúng ta cũng phải xuất phát từ vật chất. (Có lẽ mình nói về này ở đây thì hơi áp đặt nhưng các bạn hãy tìm hiểu về Chủ nghĩa duy vật của Marx sẽ có cái nhìn khác hơn). Nghĩa là ý thức vận động theo vật chất một cách hiển nhiên.Như các bạn đã biết, hóa chất vẫn có thể tác động đến suy nghĩ của con người và điều khiển nó.Nhưng cổ máy sinh học như chúng ta thì vận động rất phức tạp khó giải thích nổi.Nhưng chúng ta hãy nhìn vào một con robot nó được lập trình để hiểu nhiều thứ. Nó có RAM, ROM, Hệ điều hành, phần mềm, phần cứng… Chúng ta cũng vậy nhưng đã quá ưu việt.Các bạn cứ nghĩ đi nếu chúng ta không phải là những cái máy thì vì sao chúng ta cần năng lượng, những hormone tiết ra làm thay đổi suy nghĩ chúng ta, rượu bia cũng tác động đến suy nghĩ chúng ta… chúng ta có những phản xạ không điều kiện và có điều kiện nhờ vào bản năng nội tại và tích lũy dần thì chiếc máy tính cũng có nhờ vào những phần mềm được lập trình sẵn và cài thêm vào. Quy chung lại mình muốn nói rằng trí tuệ chúng ta có phụ thuộc vào mối quan hệ giữa chất và lượng của vật chất trong vũ trụ khách quan.Vậy sự ra đời của Issac Newton, hay Nguyễn Sinh Cung hoàn toàn được định đoạt từ Big Bang. Hay mình đang gõ những dòng chữ này trong điều kiện gió, nước, đất, nhiệt, cường độ & màu sắc ánh sáng, gia tốc trọng trường, lực hấp dẫn xung quanh, điện trường... và bản chất nội tại là đã được định đoạt. Cho nên mình đi đến kết luận rằng cuộc sống chúng ta có định mệnh vô thức. Triết học Marx - Lenin không khai thác vấn đề này sâu sắc theo cái nhìn của vật lí mà chỉ dựa vào lịch sử, và những vấn đề trong cuộc sống. Nên Marx mới thừa nhận rằng con người có khả năng cải tạo thế giới. Nhưng đã được định mệnh thì không thể có chuyện khả năng hay sáng tạo mà hoàn toàn là một sự sắp đặt. Những cảnh diễn ra hằng ngày là một cuốn phim chiếu lại được quay trong một khoảnh khắc của Big Bang. Các bạn nên nhớ thuyết tương đối rộng của Albert Einstein nổi tiếng với sự oằn xoắn không, thời gian. Nếu các sự kiện không phải là một chuỗi mốc xích chặt chẽ thì không có chuyện chúng ta đi được đến tương lai. Tóm lại thuyết duy vật biện chứng của Marx là đúng rằng thế giới vận động khách quan và độc lập với ý thức con người nhưng có lẽ Marx nhỡ để người khác hiểu nhầm rằng ý thức tồn tại. 

- Tiếp theo mình đi đến kết luận: Thế giới chúng ta diễn ra khách quan có định đoạt trước. Mình phủ nhận hoàn toàn về ý thức và sự sáng tạo trong cái nhìn duy vật. Nhưng chúng ta sống trong xã hội loài người nếu không có cái nhìn như người bình thường thì sẽ nãy sinh vô số rắc rối; cụ thể là vấn đề về truyền thống và hiện đại… và nhiều vấn đề khác. Học theo Bác: “Dĩ bất biến, vạn ứng biến”. Nhưng như thế dễ vỡ não lắm. Vì vậy chúng ta phải có quy tắc riêng hơi rập khuông nhưng tốt. Nếu quy tắc của chúng ta tinh tế (như vật lí vậy) thì sẽ có muôn hình thức để chúng ta giải quyết vấn đề cho tốt.

Nguyễn Huỳnh Phương Huy
  • 2,34
  • 12.626