Ý kiến về việc: Xuất hiện ánh sáng lạ ở HN

  •  
  • 6.477

Gửi Ban biên tập và độc giả yêu thích khoahoc.tv

Tôi đã đọc bài: http://www.khoahoc.tv/khampha/1001-bi-an/29986_Su-thuc-luong-sang-bi-an-o-Ha-Noi.aspx

Và tôi chứng minh những điều những PGS, TS đưa ra kết luận như vậy là không đúng . Tôi gửi kèm những bức ảnh tôi mới chụp để chứng mình một điều các hình tròn xuất hiện chỉ là những hạt hụi trong không khí. Và những mảng ánh sáng hình ống chỉ là 1 phần của sợi tơ nhện trước ống kính camera.

Ảnh chụp lúc 10h15’ ngày 06 tháng 11 năm 2001 tại phố Mai Anh Tuấn (Hoàng Cầu)


Ảnh chụp lúc ít xe qua lại.


Ảnh chụp lúc se máy đi qua

Ở đây tôi muốn chứng tỏ rằng những hình tròn xuất hiện chỉ là do sự phản xạ ánh sáng của những hạt bụi, tại sao như vậy vì tốc độ ánh sáng từ ánh đèn đến hạt bụi lúc léo sáng là rất nhanh và tốc độ máy anh không bắt kịp được thời điểm nên nó ghi lại từ đầu đến cuối giai đoạn phát sáng (tương tự như đêm ta chụp một xe máy đang chạy ở tốc độ thật chậm thì ta sẽ ghi lại hình ảnh của đèn được kéo dài thành vệt sáng.)

Tôi có gửi kèm ảnh mạng nhện, để so sánh nếu sơi tơ được phóng đại qua ống kính có giống hình ống mà các ông nhìn thấy trên camera không nhé.

Tôi nghĩ đây là cái mà PGS. TS Ngô Ngọc Cát đang đi tìm lời giải. Không hiểu cái mà tôi chụp được có phải là vòng tròn bí ẩn không”.

PGS.TS Ngô Ngọc Cát đã làm việc với TS Nguyễn Đại Quang, Viện trưởng Viện Vật lý và điện tử của Viện Khoa học Công nghệ VN chuyên nghiên cứu về quang học và những cái phát sáng, ông Quang cho biết hiện nay chưa thể khẳng định được luồng ánh sáng tại nhà anh Hoài là từ đâu ra và cần phải có thời gian nghiên cứu…..Ông Cát cho biết sẽ đề xuất với Bộ Khoa học Công nghệ và Viện Khoa học Công nghệ VN về việc nghiên cứu luồng sáng lạ này. Nhà khoa học này ước lượng trong vòng 2 đến 3 tháng mới có thể trả lời được nguyên nhân.

T/B: Camera tôi sử dụng chỉ là loại camera binh thường không phải hồng ngoại.

------------------------------------------------------------------------------

Về việc “Ngoài ra, ông Hải còn lấy dẫn chứng về những vòng tròn lấp sau những đám lá cây, bị đám lá che khuất một phần và rõ ràng vòng tròn đó to hơn cả đám lá, như vậy chắc chắn không phải là bụi và cũng không phải ánh sáng thường.”

Về việc các hình tròn bay lơ lửng trong không khí: Tôi cũng đã gặp trường hợp này khi đi chụp ảnh nhưng tôi khẳng định chỉ do những hạt bụi bay trong không khí.

Nếu hỏi tôi tại sao? – khi chụp tối chúng ta phải bật đèn Flash. Đã là hạt bụi nhỏ li ti thì nó cũng có những góc cạnh do vậy khi gặp luồng sáng mạnh chiếu thẳng vào thì đương nhiên có hiện tượng phản xạ ánh sáng sáng. Nguồn sáng của đèn Flash phát sáng nằm song song với ống kính do vậy khi hạt bụi hắt sáng thì cảm biến sẽ thu lại khoảng khắc đó.

Lý do các nhà khoa học nói là chụp liên tục có ảnh có và có ảnh không xuất hiện? thật đơn giản khoảnh khắc nguồn sáng chiếu trực diện vào vật phát sáng là rất nhanh. Xin hỏi lại nếu nói chụp liên tục thì các máy có phải là máy chuyên dụng tốc độ chụp ảnh là bao nhiêu hình / giây và tốc độ chụp là bao nhiêu phần nghìn giây? Liệu Với camera du lịch như trong hình vẽ liệu có đáp ứng được không?, Chắc các nhà Khoa học vẫn nhớ tốc độ chuyển động để mắt thường có thể nhận biết được là bao nhiêu hình/giây và tốc độ chụp là bao nhiêu hình/giây. Giải thích được điều này hẳn sẽ trả lời được câu hỏi tại sao mắt thường nhìn không thấy mà lại thấy trên ảnh .

Nguồn sáng của đèn Flash tại thời điểm rất lớn nên những vật có bề mặt phản xạ sẽ hắt lại.

Tương tự với nguồn phát hồng ngoại camera nằm chung quanh ống kính. Ánh sáng hồng ngoại không như ánh sáng tự nhiên, nó khác nhau về bước sóng. Nhưng cảm biến của camera hồng ngoại tiếp nhận nguồn sáng này và xử lý đưa ra màn hình hiển thị. Vì bản thân khi đêm ta chỉ nhìn thấy mờ mờ ánh sáng chung quanh camera. Nếu ta thay nguồn sáng đèn 3w và dùng camera binh thường thử hỏi có thể quay được cả khoảng sân đó không. Chính vì vậy mà khi có các côn trùng bay sát ống kính bản thân cánh côn trùng đã phản xạ lại nguồn sáng đó

Về viêc hình mờ rất đơn giản tất cả chỉ là hiện tượng quang học. Tôi có gửi kèm bức ảnh là ví dụ: Xin hỏi nếu các nhà khoa học giải thích về phần xanh mờ che mái tóc người phụ nữ? tại sao vậy? Trên thực tế khoảng xanh mờ đó là khóm lá cây nằm che khuất 1 phần tóc và khuôn , nhưng khi người chụp mở khẩu hết cỡ và lấy nét vào người phụ nữ và chụp ở tốc độ cao do vậy sẽ có hiệu ứng như vậy. cũng bức ảnh đó nếu người chụp giảm nhỏ khẩu độ ống kính lại, tốc độ chụp để chậm hơn sẽ rõ toàn bộ phần lá cây che trên mặt người phụ nữ cũng như rõ toàn bộ phía hậu cảnh. Về vấn đề này những người cầm máy ảnh chắc quá hiểu.

Sợi tơ nhện nằm sát ống Kính do vậy là sợi nhỏ do nhện nhả ra vì vậy sợi tơ đó không thể thẳng như cước được, do nằm sát ống kính cộng với việc bản than nó phản xạ lại luồng ánh sáng chiếu vào nên ta vẫn nhìn thấy hình ảnh nằm sau nó và nó thì mờ đi.

Thực ra ở đây tất cả chỉ là vấn đề về quang học binh thường. chẳng qua mắt thường không thể nhìn thấy được cũng như việc tờ tiền nhìn ngoài thì binh thường nhưng khi chiếu luồng ánh sáng cực tím vào thì có các vân sặc sỡ...

Sự việc tôi nghĩ không có gì là lạ đừng quá phóng đại lên.

T/B: Tôi không phải nhà nghiên cứu cũng không phải nhà viết Báo cũng không phải là nhà nghiên cứu, do vậy câu văn lủng củng mong ban biên tập thông cảm, là độc giả thường xuyên khi đọc những bài này tôi thấy các Vị GS, TS quá nâng cao một vấn đề.

Truongtincoltd (Email: [email protected])
  • 6.477