Các nhà khoa học thường đoạt Nobel khi về già

  •  
  • 2.633

Công báo của Viện Hàn lâm khoa học Mỹ vừa công bố cho thấy các nhà khoa học đoạt Giải thưởng Nobel thường đạt được những thành tựu khoa học vĩ đại khi tuổi đã xế chiều.

Phát hiện mới này trái với quan điểm lâu nay vẫn cho rằng những bộ óc thiên tài này đạt được hầu hết các thành công khoa học để đời trước tuổi 30.

Công báo cho biết trước năm 1905, khoảng 2/3 số nhà khoa học đoạt giải Nobel đạt được các thành tựu khoa học để đời của họ trước tuổi 40 và khoảng 20% số nhà khoa học này đạt được trước tuổi 30. Nhưng kể từ năm 2000, những thành tựu khoa học vĩ đại hầu như không đạt được trước tuổi 30.

Nghiên cứu này tập trung vào các nhà khoa học đoạt giải Nobel từ năm 1900-2008 về vật lý, hóa học và y tế.

Nhà khoa học lớn tuổi nhất đoạt giải Nobel là Raymond Davis
Nhà khoa học lớn tuổi nhất đoạt giải Nobel là Raymond Davis

Nhà bác học vĩ đại Albert Einstein đoạt giải Nobel Vật lý năm 1921 nói rằng ông không phát minh Thuyết tương đối vào độ tuổi 30 thì ông sẽ không thể đạt được thành tựu này sau đó. Tuy nhiên ngày nay, tuổi trung bình để các nhà khoa học đạt được những phát minh để đời về vật lý đã lên tới 50 tuổi.

Hai lý do có thể giải thích cho hiện tượng tuổi già nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học đoạt giải Nobel là họ phải cần nhiều thời gian hơn để dành các bằng cấp khoa học cao và những công trình khoa học ít mang tính lý thuyết hoặc ít trừu tượng hơn, ít cần tích luỹ tri thức hơn.

Đa số các nhà khoa học đoạt giải Nobel trước năm 1905 nhận bằng cấp khoa học cao nhất ở độ tuổi 25, nhưng vào cuối thế kỷ 20, các nhà vật lý và hóa học nhận được bằng cấp khoa học cao nhất ở độ tuổi cao hơn rất nhiều.

Trong khi trước năm 1905, tuổi trung bình đoạt giải Nobel của các nhà vật lý là 37, các nhà hóa học là 36, các nhà khoa học y tế là 38 thì sau năm 1985, tuổi trung bình đoạt giải Nobel của các nhà vật lý là 50, các nhà hóa học là 46, các nhà khoa học y tế là 45.

Nhà khoa học trẻ nhất đoạt giải Nobel là Lawrence Bragg, người Anh gốc Australia, khi ông đoạt giải Nobel Vật lý ở tuổi 25 vào năm 1915, với công trình phân tích cấu trúc pha lê bằng tia X. Nhà khoa học lớn tuổi nhất đoạt giải Nobel là Raymond Davis, người Mỹ, khi ông đoạt giải cũng về vật lý vào năm 2002, ở tuổi 88.

Theo Vietnam+
  • 2.633