Cái bạt tai gây tổn thương cho mọi đứa trẻ

  •  
  • 399

Những đứa trẻ thường nhận hình phạt là một cái bạt tai rất dễ trở nên hung hăng và hay lo lắng hơn so với các em khác, cho dù trẻ ở nền văn hóa nào.

Một nhóm các nhà khoa học đến từ các Đại học danh tiếng của Mỹ, Thuỵ Điển, Trung Quốc, Thái Lan, Italy và Ấn Độ cùng tiến hành một nghiên cứu quy mô về ảnh hưởng của cái bạt tại của người lớn, đặc biệt là cha mẹ, đối với trẻ em. Vấn đề được tìm hiểu trên hơn 300 gia đình ở 6 quốc gia (một vài trong số này chấp nhận hình phạt bạt tai là một biện pháp giáo dục chính đáng và số còn lại nghiêm cấm hoàn toàn).

Kết quả cho thấy cái bạt tai dẫn tới nhiều sự cố về hành vi của trẻ ở tất cả các nước. Tất cả những trẻ bị đánh đều hung hăng, lo lắng và có nhiều sự số cảm xúc cao hơn so với trẻ cùng tuổi không chịu mức phạt này. Song đáng chú ý là mức độ nghiêm trọng của nó lại thấp hơn ở những nơi coi mức phạt này là đương nhiên, trưởng nhóm nghiên cứu Jennifer Lansford nhận định trên tờ Child Development.

Hiện nay trên thế giới có nhiều quan điểm lẫn lộn về việc liệu phạt trẻ bằng cái tát có dẫn tới sự cố về hành vi ở các em, và liệu xã hội mà đứa trẻ được nuôi dưỡng có tác động tới hậu quả của nó hay không. Nhiều quốc gia châu Âu đã cấm bạt tai trẻ, song phần lớn các nước đang phát triển không có quy định đó.

Trong nghiên cứu, các bà mẹ ở Trung Quốc, Ấn Độ, Italy, Kenya, Philippines và Thái Lan được hỏi về số lần họ kỷ luật con bằng cách này. Sau đó, các nhà nghiên cứu tìm hiểu tình trạng cảm xúc của trẻ và số lần trẻ đánh nhau. Kết quả cho thấy những bà mẹ ở Thái Lan ít đánh con nhất, trong khi Ấn Độ và Kenya lại nhiều nhất.

Mỹ Linh (theo BBC)

Theo VnExpress
  • 399