Cận cảnh vệ tinh Vinasat-2 trên bệ phóng

  •  
  • 1.215

Đến 17 giờ ngày 15/5 (theo giờ Việt Nam), tên lửa Ariane 5 dự kiến đưa vệ tinh Vinasat-2 lên quỹ đạo đã sẵn sàng tại bãi phóng Kourou (Guyana). Hệ thống đếm ngược cũng chuẩn bị được khởi động.

Trao đổi với PV, Giám đốc Ban Quản lý dự án viễn thông của VNPT - Hoàng Minh Thống cho biết, đến chiều 15/5, công tác chuẩn bị phóng vệ tinh gần như đã được hoàn tất. Hệ thống đếm ngược được khởi động vào khoảng 17 giờ chiều 15/5 (theo giờ Việt Nam), tức là 12 tiếng trước vụ phóng.
Trao đổi với PV, Giám đốc Ban Quản lý dự án viễn thông của VNPT - Hoàng Minh Thống cho biết, đến chiều 15/5, công tác chuẩn bị phóng vệ tinh gần như đã được hoàn tất. Hệ thống đếm ngược được khởi động vào khoảng 17 giờ chiều 15/5 (theo giờ Việt Nam), tức là 12 tiếng trước vụ phóng.

Là vệ tinh thứ 2 của Việt Nam, Vinasat-2 có trọng lượng xấp xỉ 3 tấn, được phóng lên quỹ đạo địa tĩnh 131,8 độ Đông, chỉ cách 0,2 độ so với Vinasat-1.
Là vệ tinh thứ 2 của Việt Nam, Vinasat-2 có trọng lượng xấp xỉ 3 tấn, được phóng lên quỹ đạo địa tĩnh 131,8 độ Đông, chỉ cách 0,2 độ so với Vinasat-1.

Vệ tinh Vinasat-2 được sản xuất trên nền tảng khung A2100, có tuổi thọ thiết kế là 15 năm. Với 30 bộ phát đáp 36MHz trên băng tần Ku (24 bộ khai thác thương mại và 6 bộ dự phòng), Vinasat-2 có khả năng phủ sóng khu vực Đông Nam Á và một số nước lân cận. Dung lượng truyền dẫn của Vinasat-2 tương đương 13.000 kênh thoại/Internet/truyền số liệu hoặc 150 kênh truyền hình.
Vệ tinh Vinasat-2 được sản xuất trên nền tảng khung A2100, có tuổi thọ thiết kế là 15 năm. Với 30 bộ phát đáp 36MHz trên băng tần Ku (24 bộ khai thác thương mại và 6 bộ dự phòng), Vinasat-2 có khả năng phủ sóng khu vực Đông Nam Á và một số nước lân cận. Dung lượng truyền dẫn của Vinasat-2 tương đương 13.000 kênh thoại/Internet/truyền số liệu hoặc 150 kênh truyền hình.

Cùng với Vinasat-2, tên lửa Ariane 5 sẽ mang theo vệ tinh JCSAT-13 của Nhật. JCSAT 13 nặng khoảng 4,5 tấn và sẽ được đặt phía trên Vinasat-2 trong khoang hàng của tên lửa. Trong quá trình phóng, JCSAT sẽ tách trước (khoảng 26 phút sau khi rời mặt đất) và hướng về tọa độ 124 độ Đông. Vinasat-2 sẽ tách khỏi tên lửa 10 phút sau đó.
Cùng với Vinasat-2, tên lửa Ariane 5 sẽ mang theo vệ tinh JCSAT-13 của Nhật. JCSAT 13 nặng khoảng 4,5 tấn và sẽ được đặt phía trên Vinasat-2 trong khoang hàng của tên lửa. Trong quá trình phóng, JCSAT sẽ tách trước (khoảng 26 phút sau khi rời mặt đất) và hướng về tọa độ 124 độ Đông. Vinasat-2 sẽ tách khỏi tên lửa 10 phút sau đó.

Cả JCSAT 13 và Vinasat-2 đều được chế tạo bởi Lockheed Martin (Mỹ) và là sản phẩm vệ tinh thứ 100 và 101 của hãng này. Đây cũng sẽ là chuyến bay thứ 206 của thế hệ tên lửa Ariane, kể từ năm 1979.
Cả JCSAT 13 và Vinasat-2 đều được chế tạo bởi Lockheed Martin (Mỹ) và là sản phẩm vệ tinh thứ 100 và 101 của hãng này. Đây cũng sẽ là chuyến bay thứ 206 của thế hệ tên lửa Ariane, kể từ năm 1979.

Khoảng 10 tiếng trước khi phóng, 600 tấn nhiên liệu sẽ được các kỹ sư của Cơ quan Hàng không vũ trụ châu Âu (Arianespace) nạp vào tên lửa.
Khoảng 10 tiếng trước khi phóng, 600 tấn nhiên liệu sẽ được các kỹ sư của Cơ quan Hàng không vũ trụ châu Âu (Arianespace) nạp vào tên lửa.

Từ Kourou ở Guyana (Nam Mỹ), ông Hoàng Minh Thống cho biết, bãi phóng cách nơi lắp ghép tên lửa khoảng 3km. Hiện thời tiết ở đây khá đẹp và ổn định. "Chỉ trong trường hợp bão lớn, sự kiện này mới có nguy cơ bị hoãn, còn mưa nhỏ hay mây mù không ảnh hưởng đến việc phóng vệ tinh", ông cho biết.
Từ Kourou ở Guyana (Nam Mỹ), ông Hoàng Minh Thống cho biết, bãi phóng cách nơi lắp ghép tên lửa khoảng 3km. Hiện thời tiết ở đây khá đẹp và ổn định. "Chỉ trong trường hợp bão lớn, sự kiện này mới có nguy cơ bị hoãn, còn mưa nhỏ hay mây mù không ảnh hưởng đến việc phóng vệ tinh", ông cho biết.

Vinasat-2 có tổng kinh phí khoảng 260 - 280 triệu USD, được Thủ tướng thông qua và giao cho VNPT làm chủ đầu tư hồi tháng 12/2009. Giống như Vinasat-1, đối tác triển khai dự án Vinasat-2 vẫn là Lockheed Martin (Hoa Kỳ) với việc cung cấp vệ tinh, thiết bị trạm điều khiển và dịch vụ phóng.
Vinasat-2 có tổng kinh phí khoảng 260 - 280 triệu USD, được Thủ tướng thông qua và giao cho VNPT làm chủ đầu tư hồi tháng 12/2009. Giống như Vinasat-1, đối tác triển khai dự án Vinasat-2 vẫn là Lockheed Martin (Hoa Kỳ) với việc cung cấp vệ tinh, thiết bị trạm điều khiển và dịch vụ phóng.

Theo VNE
  • 1.215