Cánh cụt cổ đại từng sống ở xứ nóng

  •  
  • 609

Những anh em họ xa với chim cánh cụt ngày nay có kích thước khổng lồ và sống ở vùng khí hậu ấm áp thuộc Peru cách đây 30 triệu năm. Một trong những con chim cổ đại có chiếc mỏ dài 17,7 cm và cao tới 1,5 m.

Bộ xương và 2 chiếc sọ hoàn chỉnh cho thấy những con chim sống ở vùng khí hậu nóng ấm này là những thợ lặn cừ khôi và có thể "bay" trong nước và săn cá trên đường đi.

"Chúng ta thường nghĩ rằng chim cánh cụt là những kẻ sống ở xứ lạnh. Nhưng hoá thạch mới lại có từ giai đoạn ấm nhất trong 65 triệu năm qua của lịch sử trái đất. Bằng chứng cho thấy cánh cụt đã di chuyển tới vùng khí hậu ấm áp sớm hơn 30 triệu năm so với suy nghĩ trước đây", nhà nghiên cứu đứng đầu Julia Clarke tại Bảo tàng khoa học tự nhiên North Carolina, Mỹ, nói.

Clarke và cộng sự đã nghiên cứu xác của 2 con cánh cụt bị tuyệt chủng được phát hiện vào năm 2005 ở bờ biển phía nam Peru. Loài cánh cụt khổng lồ Icadyptes salasi sống cách đây 36 triệu năm. Loài thứ 2 Perudyptes devriesi, cao khoảng 0,7 - 0,9 m, đại diện cho loài cánh cụt cổ nhất được biết đến, sống cách đây khoảng 42 triệu năm.

Không giống như cánh cụt ngày nay, loài chim quá khổ cổ đại có chiếc mỏ nhọn và dài, trong đó loài Perudyptes có chiếc mỏ dài và nhọn đặc biệt, giúp chúng xơi được những con mồi lớn.

Hiện thế giới có 17 loài cánh cụt bao gồm loài nhỏ nhắn như cánh cụt xanh nặng 0,9 kg, cao 0,4 m tới loài cánh cụt hoàng đế nặng 38 kg và cao 1,3 m.

Không giống như cánh cụt ngày nay (trái), loài chim quá khổ cổ đại (phải) có chiếc mỏ nhọn và dài
Không giống như cánh cụt ngày nay (trái), loài chim quá khổ cổ đại (phải)
có chiếc mỏ nhọn và dài (Ảnh: LiveScience)

Sọ của chim cánh cụt Icadyptes salasi (trên) từng xuất hiện ở Peru cách đây 30 triệu năm có chiếc mỏ dài, so sánh với loài chim cách cụt sống ở Peru ngày nay. (Thước đo 1cm)
Sọ của chim cánh cụt Icadyptes salasi (trên) từng xuất hiện ở Peru cách đây 30 triệu
năm có chiếc mỏ dài, so sánh với loài chim cách cụt sống ở Peru ngày nay.
(Thước đo 1cm)  - (Ảnh: LiveScience)

M.T.

Theo LiveScience, Vnexpress
  • 609