Chân dung chim cánh cụt đã tuyệt chủng 25 triệu năm

  •  
  • 3.823

Tin từ tạp chí BBC (Anh) ngày 28-2 cho biết các nhà khoa học Mỹ đã dựng lại chân dung từ hóa thạch của loài chim cánh cụt Kairuku được phát hiện tại New Zealand.

 >>> Phát hiện một loài chim cánh cụt hiếm ở Nam Cực

Chim cánh cụt Kairuku đã tuyệt chủng cách đây khoảng 25 triệu năm thuộc thế Oligocene, kỷ Paleogen, đại Tân Sinh.

Chân dung hai con chim cánh cụt Kairuku đứng bên cạnh một con cá heo Waipatiabị mắc cạn
Chân dung hai con chim cánh cụt Kairuku đứng bên cạnh
một con cá heo Waipatiabị mắc cạn - (Ảnh: Live Science)

Sau khi dựng lại chân dung của chim cánh cụt Kairuku, TS Dan Ksepka, làm việc tại ĐH North Carolina State (Mỹ), cho hay chúng có chiều cao khoảng 1,2m, mỏ dài với một cơ thể mảnh dẻ và chân chèo dài, nhưng ngắn, chân và bàn chân dày.

Tên gọi “Kairuku” theo tiếng Maori - ngôn ngữ của người Maori bản địa ở New Zealand - có nghĩa là “loài chim lặn trở lại mặt nước là có nguồn thức ăn trong mỏ”.

Nhà khoa học Dan Ksepka đứng bên cạnh mẫu bộ xương của loài chim cánh cụt Kairuku (phải) đã tuyệt chủng và bộ xương của loài chim cánh cụt nhỏ nhất thế giới ngày nay Eudyptula minor - cũng được tìm thấy tại New Zealand
Nhà khoa học Dan Ksepka đứng bên cạnh mẫu bộ xương của loài chim cánh cụt
Kairuku (phải) đã tuyệt chủng và bộ xương của loài chim cánh cụt nhỏ nhất thế giới
ngày nay Eudyptula minor - cũng được tìm thấy tại New Zealand - (Ảnh: Live Science)

Cách đây 25 triệu năm, New Zealand gần như chìm dưới nước - điều kiện lý tưởng, an toàn và có nguồn thực phẩm dồi dào cho chim cánh cụt Kairuku.

Theo thông tin trên trang mongabay.com, New Zealand và các hòn đảo xung quanh hiện được xem là “điểm nóng” của chim cánh cụt khi có đến 6 loài sinh sống.

Không may, 18 loài chim cánh cụt trên toàn thế giới (bao gồm 6 loài tại New Zealand) đang bị đe dọa tuyệt chủng, chủ yếu do đánh bắt quá mức làm suy giảm con mồi của chúng.

Theo Livescience, Tuổi Trẻ
  • 3.823