Chồn chân đen được sinh ra từ tinh trùng đông lạnh

  •   53
  • 3.370

Hai con chồn chân đen tại vườn thú quốc gia Smithsonian đã sinh được hai con non thụ tinh bởi những con đực đã chết năm 1999 và 2000. Những con chồn đang bên bờ vực tuyệt chủng – nằm trong chương trình liên kết bảo tồn và gây giống của nhiều cơ quan và tổ chức - được thụ tinh nhân tạo vào tháng Năm với tinh trùng đông lạnh của hai con đực đã chết.

Mẫu tinh trùng được thu thập và đông lạnh vào năm 1997 và năm 1998. Thụ tinh nhân tạo thành công với tinh trùng đông lạnh là rất hiếm – cho đến nay mới chỉ có 3 con chồn chân đen được sinh ra từ phương pháp này.

Chồn chân đen là một trong những loài vật có nguy cơ tuyệt chủng lớn nhất trên thế giới. Chúng từng cư ngụ tại vùng đồng cỏ phíat Tây Great Plains (Đồng bằng lớn). Số lượng chồn chân đen giảm dần với hệ sinh thái đồng cỏ Bắc Mỹ bị thu hẹp. Chó đồng cỏ là con mồi chủ yếu của loài chồn này, và hiện chỉ có khoảng 2% môi trường sống của chó đồng cỏ còn tồn tại. Sự bùng phát bệnh dịch hạch gần đây ở loài chó đồng cỏ tại Nam Dakota cũng đe dọa loài chồn chân đen. 

Chồn chân đen 2 tuần tuổi trong tổ tại Trung tâm Nghiên cứu và bảo tồn của Vườn thú quốc gia tại Front Royal, Va. ngày 3 tháng 7, 2008. Chồn con sinh ngày 21 tháng 6, là tác phẩm của chồn mẹ 2 năm tuổi và chồn bố đã chết năm 2000. Các nhà khoa học tại vườn thú quốc gia đã thụ tinh nhân tạo cho con cái với tinh trùng động lạnh của một con đực trong ngân hàng gen – nơi cất giữ tinh trùng và trứng của nhiều loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng. (Ảnh: Mehgan Murphy, vườn thú quốc gia Smithsonian)

Trong hơn 10 năm, mẫu tinh trùng được cất giữ tại Ngân hàng gen của vườn thú, nơi chứa tinh trùng đông lạnh của những con đực tốt nhất. Ở loài vật có vòng đời ngắn như chồn chân đen, việc bảo quản lạnh, hoặc đông lạnh, tinh trùng mở rộng khả năng tạo giống của từng cá thể. Ngân hàng này có nghiệm vụ giữ gìn và thậm chí nâng cao tính đa dạng di truyền bằng cách cấy thêm gen mới. Cộng đồng sinh vật khỏe mạnh và đa dạng về mặt di truyền có cơ hội sống sót lớn hơn trong môi trường hoang dã. Ngân hàng cũng đóng vài trò bảo vệ khỏi biến cố trong môi trường, ví dụ như bùng phát dịch bệnh. 

Chồn chân đen hai tháng tuổi (bên phải) với chồn mẹ tại Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn của vườn thú quốc gia tại Front Royal, Va. ngày 18, tháng 8, 2008. Chồn mẹ đã sinh hạ chồn con ngày 21 tháng 6 sau khi được thụ tinh nhân tạo với tinh trùng đông lạnh của một con đực đã chết năm 1998. Thụ tinh nhân tạo thành công với tinh trùng đông lạnh là rất hiếm – cho đến nay mới chỉ có 3 con chồn chân đen được sinh ra từ phương pháp này. (Ảnh: Jessie Cohen, Vườn thú quốc gia Smithsonian).

Vườn thú quốc gia đóng vài trò cốt yếu trong việc phục hồi loài chồn chân đen kể từ năm 1981 khi một nhóm nhỏ loài vật này, được cho rằng đã tuyệt chủng, được phát hiện tại Wyoming. 18 con chồn chân đen còn lại được đưa khỏi môi trường hoang dã để xây dựng chương trình gây giống và phục hồi tại Wyoming. Trung tâm nghiên cứu vào bảo tồn của vườn thú quốc gia tại Front Royal, Va. là cơ sở đầu tiên ngoài Wyoming gây giống loài vật này. Các nhà khoa học tại vườn thú quốc gia đã thực hiện thành công kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho loài vật này bằng cách cấy trực tiếp tinh trùng vào tử cung.

Chương trình chồn chân đen của vườn thú quốc gia liên kết chặt chẽ với Cơ quan động vật biển và động vật hoang dã Hoa Kỳ và Dự án phục hồi Chồn chân đen, để gây giống rồi sau đó phục hồi loài vật này tại các khu vực được bảo vệ tại Nam Dakota, Wyoming, Montana, Mexico, Colorado, Utah và Arizona. Từ năm 1989 đến năm 2007, hơn 500 chồn chân đen được sinh tại Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn của vườn thú quốc gia tại Front Royal, Va. với hơn 380 cơn được gây giống tự nhiên, và 130 con được sinh ra từ thụ tinh nhân tạo với tinh trùng tươi. Từ 18 con chồn chân đen ban đầu, hiện đã có hơn 700 con sống trong môi trường hoang dã.

Trà Mi (Theo ScienceDaily)
  • 53
  • 3.370