Cleopatra không phải là nữ vua đầu tiên trong triều đại của bà

  •  
  • 2.220

Cleopatra có thể không phải là nữ vua cổ đại Ai Cập duy nhất của triều đại Ptolemy - Nữ hoàng Arsinoe II, người phụ nữ đã thi đấu và giành chiến thắng tại các sự kiện Olympic mới là nữ vua đầu tiên, khi đã trị vì quốc gia khoảng 200 năm trước đó, theo một nghiên cứu mới về chiếc vương miện độc nhất vô nhị của Ai Cập.

Sau khi phân tích các chi tiết và biểu tượng của chiếc vương miện được đeo bởi Arsinoe và và tái phiên dịch các phù điêu Ai Cập, các nhà nghiên cứu Thụy Điển đang đặt câu hỏi về dòng hoàng gia truyền thống do nam giới thống trị của Ai Cập. Họ cho rằng, Nữ hoàng Arsinoe II (316-270 trước công nguyên) là nữ vua đầu tiên thuộc về gia đình Ptolemy - triều đại đã cai trị Ai Cập trong khoảng 300 năm cho đến khi bị người La Mã chinh phục vào năm 30 trước công nguyên.

Trong khi các nhà nghiên cứu phần lớn đồng ý về sự nổi bật của Arsinoe - bà đã được phong thần trong suốt cuộc đời mình và được vinh danh suốt 200 năm sau cái chết của mình - thì những nghiên cứu mới cho thấy, trong thực tế bà là một vị vua Ai Cập với vai trò tương tự như các vua Hatshepsut Cleopatra VII vốn nổi tiếng hơn.

Là một trong những phụ nữ vĩ đại của thế giới cổ đại, Arsinoe là con gái của Ptolemy I (366-283 trước công nguyên), một vị tướng người Macedonia đã theo Alexander Đại đế, người sau này trở thành người trị vì Ai Cập và sáng lập ra triều đại Ptolemy, trong dó có Cleopatra.

Với một cuộc sống được đánh dấu bởi những vụ giết người, âm mưu, tình dục và sự tham lam của triều đại, Arsinoe có thể là nhân vật nữ xuất sắc nhất trong những bậc tiền nhiệm của Cleopatra.

"Bà ấy không phải là người phụ nữ bình thường. Bà đã chiến đấu và thậm chí, tham gia vào các sự kiện Olympic và đã giành được ba chiến thắng về ngựa đóng yên cương," Maria Nilsson thuộc Đại học Gothenburg cho biết.

Kết hôn ở tuổi 16 với Lysimachos của Thrace, một vị tướng 60 tuổi của Ptolemy I, Arsinoe đã giành được rất nhiều của cải và danh dự trong thời gian bà ở Hy Lạp.

18 năm sau đó, khi Lysimachos qua đời, bà đã kết hôn với anh em cùng cha khác mẹ của mình, Ptolemy Keraunus. Cuộc hôn nhân sau đó đã kết thúc đột ngột sau khi Keraunus giết chết hai trong số 3 người con trai của Arsinoe.

Arsinoe sau đó đã quay trở lại Ai Cập và kết hôn với em trai của mình là vua Ptolemy II, người kém bà 8 tuổi.

Một chiếc vương miện chưa từng được tìm thấy, nhưng được mô tả trên các bức tượng và phù điêu chạm khắc đá, được tạo ra đặc biệt dành cho Arsinoe.

Nilsson đã phân tích 158 cảnh cứu trợ của Ai Cập có niên đại từ đời Arsinoe đến Hoàng đế Trajan, trải rộng khoảng 400 năm, nghiên cứu từng chi tiết của chiếc vương miện, bao gồm cả tiêu đề chữ tượng hình và những cảnh cứu trợ.

Bà nhận thấy rằng, chiếc vương miện khác với những chiếc mũ thông thường của hoàng gia Ai Cập như khepresh (hay vương miện xanh), vương miện trắng, vương miện đỏ, vương miện kép, vương miện hai nọc lông chim hình sừng (hoặc lông đà điểu).

Thay vào đó, chiếc vương miện được làm từ bốn phần chính: vương miện màu đỏ, tượng trưng cho sự cai trị của Hạ Ai Cập, sừng cừu đực, kết nối chủ yếu với các thần cừu của Ai Cập, Amon, sừng bò và đĩa mặt trời, tượng trưng cho nữ thần Hathor và sự hài hòa giữa nam và nữ, và lông chùm đôi, một biểu tượng quan trọng của Amon.

Theo Nilsson, các biểu tượng trên cho thấy, vương miện của Arsinoe đã được tạo ra cho một nữ hoàng sống, người được cho là một nữ tu cao quý, nữ thần và người cai trị của Hạ Ai Cập đồng thời.

"Nó có nghĩa là bà đã là nữ vua trong suốt cuộc đời mình. Bà đã đồng cai trị Ai Cập như là vua của Hạ Ai Cập, cùng với chồng Ptolemy II, vua của Thượng Ai Cập", Nilsson cho biết.

Đặt trên một cấp độ với các nữ thần Isis và Hathor cổ đại, Arsinoe được xem là một vị thần trong suốt cuộc đời của mình và được vinh danh 200 năm sau cái chết của bà ở tuổi 45. Một ngôi đền đặc biệt, đền Arsinoëion, đã được xây dựng để vinh danh bà tại Alexandria, và một lễ hội mang tên Arsinoëia đã được sáng lập để dành riêng cho bà.

Đượcj tìm thấy trong ít nhất 27 biến thể, vương miện tượng trưng của Arsinoe sau đó đã được các nữ hoàng Cleopatra III Cleopatra VII thuộc triều đại Ptolemy mang và cũng được sử dụng làm bản mẫu của một số nam giới hậu duệ Ptolemy.

"Nghiên cứu này mở ra một lĩnh vực nghiên cứu mới và cho thấy những hoàng hậu Ptolemaic khác, đặc biệt là các Cleopatras, có xu hướng bắt chước Arsinoe II trong các yếu tố mô tả hình tượng của họ," Mona Haggag, giáo sư khảo cổ học cổ điển tại Đại học Alexandria, Ai Cập, cho biết.

Theo Carole Gillis, giáo sư cộng tác tại khoa khảo cổ học và lịch sử cổ đại thuộc Đại học Lund, Thụy Điển, nghiên cứu này rất quan trọng bởi nó cho thấy Nữ hoàng đeo vương miện trong suốt cuộc đời mình, trong con mắt công chúng, với các biểu tượng rõ ràng dễ hiểu cho mọi người.

"Nữ hoàng này đã thực sự là một vua sống," Gillis nói.

Theo Hà Nội mới, Discovery News
  • 2.220