Có những người luôn luôn tìm cách nói dối, tại sao vậy?

  •  
  • 1.850

Phải chăng đơn giản là họ không thể ngừng nói dối. Nhưng vì sao lại thế? Cùng đi tìm lời giải ngay.

Bạn nhớ câu chuyện cậu bé chăn cừu và bầy sói không? Cậu bé 5 lần 7 lượt hô hoán lên rằng sói đến ăn thịt cừu nhưng tất cả đều là trò đùa để chọc phá dân làng mà thôi.

Tuy rằng đây chỉ là một câu chuyện ngụ ngôn, nhưng trên thực tế dám chắc rằng bạn đã từng tiếp xúc với những người luôn tìm cách nói dối mọi lúc mọi nơi dù... chẳng để làm gì cả.

Dám chắc rằng bạn đã từng tiếp xúc với những người luôn tìm cách nói dối dù chẳng để làm gì.
Dám chắc rằng bạn đã từng tiếp xúc với những người luôn tìm cách nói dối dù chẳng để làm gì.

Tại sao họ lại làm thế?

Trong một cuộc nghiên cứu được công bố trên tờ Nature Neuroscience, Tali Sharot từ Viện thí nghiệm tâm lý học ĐH London đã tiến hành quan sát hoạt động từ não bộ của các tình nguyện viên, bằng máy cộng hưởng từ MRI.

80 tình nguyện viên được phát một lọ thủy tinh chứa đầy những đồng xu. Họ sẽ phải thuật lại lượng đồng xu có trong lọ với một người khác, nhưng được quyền nói dối.

Kết quả cho thấy khi một người đang không thành thật, có một sự thay đổi về hoạt động của một vùng não với tên gọi amygdala (hạch hạnh nhân) - trung tâm xử lý cảm xúc và sự kích thích.

Thủ phạm khiến nhiều người nói dối là đây!
Thủ phạm khiến nhiều người nói dối là đây!

Khi con người nói dối, vùng này kích hoạt để "cảnh báo" họ về sự sai trái trong hành động của mình. Họ sẽ cảm thấy việc mình làm đang đi ngược lại với bản chất của mình, vì chúng ta luôn có xu hướng cho rằng bản thân đang thành thục.

Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ dần dần, cơ thể sẽ "chai lỳ" với sự kích thích ấy, giúp cho những lần nói dối tiếp theo sẽ trở nên dễ dàng.

Lời nói dối ấy phục vụ cho lợi ích của bản thân, vùng amygdala sẽ hoạt động kém hẳn đi.
Lời nói dối ấy phục vụ cho lợi ích của bản thân, vùng amygdala sẽ hoạt động kém hẳn đi.

Ngoài ra, nghiên cứu còn chỉ ra rằng nếu như lời nói dối ấy phục vụ cho lợi ích của bản thân, vùng amygdala sẽ hoạt động kém hẳn đi.

Nghe có vẻ cao siêu, nhưng bạn sẽ thấy tác động của việc này ở rất gần. Ví dụ: khi con trẻ hoảng sợ vì bị điểm kém, chúng nhiều khả năng sẽ nói dối, và sẽ còn tiếp tục cho đến khi bị phát hiện.

Cập nhật: 03/08/2017 Theo Trí Thức Trẻ
  • 1.850