Chín loại trực thăng đi vào lịch sử

  •   45
  • 6.562

Apache, Black Hawk, Hind... là những loại trực thăng đã ghi dấu trong lịch sử quân đội Mỹ và Liên Xô cũ.

- Ah-64d Apache Longbow

Hãng sản xuất: Boeing.
Loại: trực thăng chiến đấu.
Động cơ: hai tua bin điện Turboshafts T700-Ge-701c.
Hoả lực chính: một khẩu pháo tự động 30mm, 16 tên lửa chống tăng Hellfire, một hỏa tiễn không đối không loại 76 viên cỡ 70 mm.
Vận tốc bay tối đa: 165 dặm một giờ. 

AH64-A là "cơn ác mộng" với xe tăng Iraq.


Được triển khai lần đầu từ năm 1984, trực thăng AH64-A Apache của Mỹ là “cơn ác mộng” của xe tăng Iraq trong chiến dịch Bão cát sa mạc năm 1991. Được thiết kế thích hợp với môi trường chiến sự, và nhờ được trang bị kính liền bảo vệ cùng với hệ thống màn hình hiển thị đường bay, AH64-A có thể hoạt động cả ngày lẫn đêm và cả trong thời tiết bất lợi. Nó còn được ứng dụng các công nghệ điện tử hàng không tối tân nhất như màn hình báo hiệu mục tiêu tấn công, hệ thống nhìn đêm cho phi công, và bản đồ cũng như hệ thống định vị toàn cầu.

- Uh-60 Black Hawk

Hãng sản xuất: Sikorsky Aircraft.
Loại: trực thăng đa chức năng loại vừa.
Động cơ: hai tua bin điện Turboshafts T700-GE-701c.
Vũ khí chính: hai khẩu súng phòng không hạng nhẹ 6 nòng 7.62-mm, 16 tên lửa chống tăng Hellfire.
Khả năng chuyên chở: 11 lính hoặc 8,000-pound hàng hoá.
Vận tốc bay tối đa: 160 dặm một giờ. 

Black Hawk có khoang chuyên chở rộng.


Black Hawk là loại máy bay mang tính cách mạng với khoang chuyên chở rộng có thể thực hiện được nhiều nhiệm vụ như do thám, chỉ huy, kiểm soát và hỗ trợ. Nó cũng có thể chở 11 binh lính được vũ trang tới chiến trường và có khả năng mang theo một lượng lớn tên lửa, đạn rocket, pháo và các dụng cụ điện tử. Bên cạnh lớp vỏ sắt bảo vệ, Blackhawk còn có nhiều tính năng đảm bảo an toàn khác.

- Uh-1 Huey

Hãng sản xuất: Bell Helicopter.
Loại: trực thăng hữu dụng.
Động cơ: một tua-bin điện Turboshaft T53-L-13 Textron Lycoming.
Hoả lực chính: hai khẩu súng máy 7.62mm, 16 tên lửa đất đối không 70 mm.
Khả năng chuyên chở: 11 - 14 lính, sáu băng cứu thương hoặc 3.000 pound hàng hoá.
Vận tốc bay tối đa: 115 dặm một giờ. 

Huey được sản xuất tới 16.000 chiếc.


Bell UH-1 Iroquois, hay Huey, bay lần đầu tiên năm 1956 và vẫn được quân đội Mỹ sử dụng. Với 16.000 chiếc được sản xuất, đây là loại trực thăng được sản xuất với số lượng lớn nhất trong lịch sử.

- AH-1 Cobra

Hãng sản xuất: Bell Helicopters.
Loại: trực thăng tấn công
Động cơ: hai tua bin điện X General T700-Ge-401.
Hoả lực chính: Một súng 3 nòng X M197 20 mm, 16 tên lửa chống tăng X Hellfire, một hỏa tiễn không đối không loại 76 viên cỡ 70 mm.
Vận tốc bay tối đa: 173 dặm một giờ. 

Cobra là một "chiến binh" quả cảm trên chiến trường.


Được hãng Bell đầu tư mạnh, Cobra xuất hiện tháng 1/1956 và được xem là một mẫu trực thăng hoàn toàn mới. Khoang lái của loại trực thăng này có ghế ngồi trước sau dành cho hai phi công. Với mục đích hỗ trợ bộ binh, AH-1 Cobra là loại trực thăng rất thông dụng trên các chiến trường.

- OH-6 Cayuse

Hãng sản xuất: Hughes Helicopters và McDonnell Douglas.
Loại: trực thăng tấn công và trinh sát hạng nhẹ.
Động cơ: một động cơ Allison T63-A-5a.
Hỏa lực chính: hai súng máy 7,62 mm và 2 giàn hỏa tiễn 70 mm.
Khả năng chuyên chở: bốn lính
Vận tốc bay tối đa: 137 dặm một giờ. 

Cayuse có thiết kế hình giọt nước nhỏ gọn


Với thiết kế nhỏ gọn hình giọt nước, OH-6 Cayuse là loại trực thăng ưu tiên cho các nhiệm vụ đòi hỏi sự cơ động. Nó có thể trang bị nhiều loại vũ khí khác nhau, nhưng không thể chở cùng một lúc.

- MI-24 Hind

Hãng sản xuất: MIL Moscow.
Loại: trực thăng vũ trang hai người lái.
Động cơ: hai tua-bin Klimov TV3-117MT.
Hỏa lực chính: một súng máy YakB 12,7 mm, bốn tên lửa chống tăng 9M17P Skopion, 20 hoả tiễn S-8 80 mm.
Khả năng chuyên chở: tám lính.
Vận tốc bay tối đa: 185 dặm một giờ. 

"Cá sấu" MI-24 có khả năng tiêu diệt xe tăng.


Với biệt hiệu "Cá sấu", MI-24 Hind là một biểu tượng của quân đội Liên Xô trong Chiến tranh lạnh. Được đưa vào biên chế của quân đội Liên Xô từ những năm 70, Hind được coi là một bước đột phá trong thiết kế truyền thống của trực thăng thời bấy giờ. Là trực thăng vũ trang nhưng lại có khoang chở binh lính, Hin kết hợp được hai chức năng rất khác nhau của trực thăng quân sự.

- CH-47 Chinook

Hãng sản xuất: Boeing.
Loại: trực thăng vận tải hạng trung.
Động cơ: hai tua-bin Honeywell T55-L-712 .
Hỏa lực chính: hai súng máy 7,62 mm.
Khả năng chuyên chở: 33 - 35 lính, 24 cáng cứu thương hoặc 26.000 pound hàng hoá.
Vận tốc bay tối đa: 165 dặm một giờ. 

Chinook có thể chở một trung đội trong một lần bay.


Điểm nhấn thiết kế của chiếc Chinook nằm ở 2 bộ cánh quạt triệt xoáy có chiều dài 60 feet. Điều đó cho phép không cần phải bố trí thêm một cánh quạt nằm dọc ở đuôi máy bay, và toàn bộ phản lực của cánh quạt sẽ chỉ được dùng cho cất cánh và bay. Lần đầu tiên được triển khai năm 1965 trên chiến trường Việt Nam, chỉ trong vòng 2 năm, Chinook có 161.000 giờ bay, vận chuyển hàng triệu binh lính và chuyên chở hơn 1,3 triệu tấn trang thiết bị. Trong một chuyến bay, nó có thể chở cả một trung đội tới trung tâm chiến trường. Với hai chiếc móc đôi phía dưới, Chinook còn được mệnh danh là "vua cẩu hàng".

- Lynx

Hãng sản xuất: Agusta Westland.
Loại: trực thăng đa năng hạng nhẹ.
Động cơ: hai tua bin Rolls-Royce GEM 41-1.
Hỏa lực chính: hai pháo 20 mm, hai tên lửa eightTow và súng phóng hoả tiễn 70 mm.
Khả năng chuyên chở: 10 lính hoặc 2.000 pound hàng hoá.
Vận tốc bay: 152 dặm một giờ. 

Lynx lập kỷ lục về tốc độ bay không tải.


Vào năm 1986, khi thử nghiệm bay không tải, Lynx lập kỷ lục tốc độ bay của máy bay trực thăng là 249 dặm một giờ.

- Bell 47 OH-13 Sioux

Hãng sản xuất: Bell Helicopter.
Loại: trực thăng đa năng hạng trung.
Động cơ: một động cơ Lycoming V0-435-A1B 6-Cylinder.
Hỏa lực chính: hai súng máy 7,62 mm.
Khả năng chuyên chở: hai cáng cứu thương hoặc 1.000 pound hàng hoá.
Vận tốc bay tối đa: 83 dặm một giờ. 

"Thổ dân da đỏ" Sioux có thiết kế độc đáo.


Giống như các loại trực thăng vũ trang thế hệ đầu của Mỹ, Bell 47 Sioux được đặt tên theo theo một bộ lạc da đỏ. Nét độc đáo của loại trực thăng này nằm ở thiết kế vòm che buồng lái trong suốt cùng với đuôi máy bay giống như cần cẩu và bình nhiên liệu lại nằm ở ngay điểm giao giữa khoang lái và đuôi máy bay. Chỉ với hai cánh quạt, khi đang hoạt động, bộ rôto của Bell 47 Sioux phát ra âm thanh nghe như “chóp chóp”.

Theo Báo Đất Việt
  • 45
  • 6.562