Sản xuất dầu sinh học, vật liệu thông dụng từ phế phẩm

  •  
  • 974

Nhóm các nhà khoa học, với sự dẫn dắt của Giáo sư Thomas Maschmeyer, đến từ Đại học Sydney, Úc, đã hợp tác với Tổ chức nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học liên bang (CSIRO), Úc, nhằm: tìm cách thức bền vững để sản xuất ra: chất dẻo, chất bọt (foam), sơn và các vật liệu thông thường khác, đây là thành quả của dự án (trong 4 năm, với chi phí khoảng10 triệu đô la), sản xuất các hoá chất tái sinh từ các quá trình (sử dụng tác nhân xúc tác cao hơn so với lượng của các chất phản ứng) hiện đang triển khai giai đoạn đầu tại Đại học Sydney, Úc.

Dự án được triển khai dựa trên nền tảng nghiên cứu hiện thời của giáo sư Maschmeyer: tinh chế (quá trình này đòi hỏi xử lý nước ở nhiệt độ và áp lực cao) dầu sinh học từ nguồn nguyên liệu bền vững, bao gồm rong biển và các phế phẩm của ngành lâm nghiệp. Dự án này cũng sẽ giúp tìm ra các cách thức (mới) bền vững để tạo ra các sản phẩm thông dụng khác (ngoài dầu sinh học).

Sản xuất dầu sinh học, vật liệu thông dụng từ phế phẩm

"Quá trình tinh chế dầu sinh học được gọi là quá trình thủy nhiệt nâng cao (HTU) bao gồm việc lấy nhiên liệu sinh học và làm nóng trong nước để thu được: dầu sinh học (được chiết tách tự phát), lượng khí phát sinh và hoá chất hòa tan trong nước", giáo sư Maschmeyer giải thích.

"Những chất khí phát sinh và các hóa chất hòa tan trong nước này, có thể được sử dụng trong một loạt các ứng dụng: chế tạo Polyetylen và propen (thường được tìm thấy trong đồ nội thất bằng gỗ và nhựa dẻo), cũng như tạo ra loại vật liệu (gọi là chất thơm) là thành phần có trong: nhựa, chất bọt, cao su, lớp phủ, sơn dầu và dung môi", theo Giáo sư Maschmeyer.

"Mục đích của nghiên cứu tại Đại học Sydney, Úc, là nhằm xây dựng lò phản ứng nhiên liệu sinh học NCRIS, tận dụng phế phẩm của ngành công nghiệp khai thác và chế biến gỗ", theo Giáo sư Brian Haynes.

Giai đoạn 2 của dự án sẽ được thực hiện bởi Tổ chức nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học liên bang (CSIRO), Úc,tập trung vào việc các định tuyến enzim (chất xúc tác sinh học có thành phần cơ bản là protein) hướng về các hoá chất tái sinh cũng như trên các chất khí phát sinh trong quá trình thủy nhiệt nâng cao (HTU).

"Trong tương lai, các loài cỏ biển và các loại tảo sẽ trở thành nguồn cung cấp nguyên liệu thô cho các phương thức sản xuất bền vững. Chúng mọc đầy ở ngoài khơi xa, trong vùng nước biển, với lợi thế cạnh tranh hơn (so với việc trồng trọt trên đất liền, cũng như không phải sử dụng tới nước ngọt)", theo dự báo của Giáo sư Maschmeyer.

Dự án này đã nhận được khoản tài trợ 5 triệu đôla từ Quỹ hiến tặng Khoa học và công nghiệp (SIEF), cùng với 5 triệu đôla (tài trợ bằng hiện vật) từ Tổ chức nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học liên bang (CSIRO), Úc. Ngoài ra, dự án này cũng nhận được sự ủng hộ từ phía các tập đoàn công nghiệp chủ chốt như: Lyondell-Basell, Dow Australia, Visy, Amcor and Ignite Energy, cũng như từ Phân Khoa Tài nguyên, Năng lượng, và Du lịch; Phân khoa cải tiến nghiên cứu Khoa học, Công nghệ; các cơ quan này đều có đại diện nằm trong ban cố vấn của dự án.

Hồ Duy Bình (Sydney.edu.au)
  • 974