Dấu hiệu khả quan trong công tác phục hồi tầng ozone

  •  
  • 1.170

Trong một báo cáo gần đây nhất thì những nỗ lực quốc tế nhằm ngăn chặn sự hủy hoại tầng ozone đã đạt được những thành công bước đầu.

>>> Tầng ôzôn có dấu hiệu phục hồi nhanh chóng
>>> Tầng ozon phục hồi: Mừng hay lo?
>>> Bảo vệ tầng ôzôn – Những nỗ lực không mệt mỏi

Tại sự kiện ngày quốc tế bảo vệ tầng ozone do Liên hiệp quốc tổ chức (UN International Day for Preservation of the Ozone Layer), bảng báo cáo từ nghiên cứu của 300 nhà khoa học cũng cho biết những thông tin mới nhất về ảnh hưởng toàn phần lên khí hậu Trái Đất cũng như tác động của khí hậu làm thay đổi tầng ozone trong thời gian tới.


Tâng ozone đang có dấu hiệu phục hồi. (Ảnh minh họa)

Theo quy ước, ngày quốc tế bảo vệ tầng ozone là ngày 16 tháng 9 hàng năm và đây cũng là ngày hiệp định này được kí kết tại Montreal (Canada) năm 1987. Hiệp định Montreal đưa ra các quy định chặt chẽ về những vật chất gây thủng tầng ozone qua đó hướng đến bảo vệ tầng ozone bằng cách ngăn chặn việc sử dụng các chất như CFC vốn được xem là tác nhân phá hoại tầng ozone và gây nên hiệu ứng nhà kính. Năm nay, bảng báo cáo của 300 nhà khoa học đã một lần nữa xác nhận hiệp định Montreal vẫn đang phát huy hiệu quả.

Bảng báo cáo cho thấy, tầng ozone đã không bị mỏng thêm và cũng không dày thêm. Nhờ hiệp định Montreal, các nhà khoa học đã lên kế hoạch khôi phục tầng ozone ở 2 cực Trái Đất trở về tình trạng trước thời điểm năm 1980. Tuy nhiên, nhiều khả năng lỗ thủng tần ozone ở cực Nam có thể sẽ không được phục hồi bởi hành động này vừa mang ý nghĩa tích cực lẫn tiêu cực. Theo các nghiên cứu từ đại học Leeds, lỗ thủng tầng ozone ở cực Nam có thể ngăn ngừa tình trạng nóng lên toàn cầu. Tại đây, mức độ tia cực tím vẫn giữ ở mức cao và tác động của nó lên bề mặt khí hậu ngày càng trở nên rõ rệt, tạo nên những thay đổi quan trọng về nhiệt độ và gió. Ở các vĩ độ giữa 2 bán cầu, mức độ tia cực tím vẫn giữ ở mức ổn định và hầu như không thay đổi trong nhiều thập kỉ qua.

Một vấn đề phức tạp khác: trong khi chất CFC bị cấm sử dụng thì nhu cầu sử dụng các chất thay thế như HCFC và HFC ngày càng tăng. HCFC và HFC đều là những khí nhà kính mạnh, các nhà nghiên cứu dự đoán tỉ lệ sử dụng các chất này sẽ giảm vào thập kỉ tới nhưng hiện tại, tỉ lệ này đang tăng nhanh so với 4 năm trước (8%/năm). Một ví dụ, HFC-23 là một sản phẩm phụ trong quá trình sản xuất HCFC-22 và không có tác động nào đến tầng ozone, tuy nhiên, HFC-23 có thể gây nên hiệu ứng nhà kính gấp 14.000 lần so với CO2.

Ngoài ra, bảng báo cáo nhấn mạnh, sự thay đổi khí hậu sẽ tiếp tục tác động đến tầng ozone do các loại khí nhà kính chủ yếu là CO2 thải ra từ hoạt động của con người. Achim Steiner, phó tổng thư kí kiêm giám đốc điều hành chương trình môi trường của tổ chức Liên hiệp quốc (UNEP) cho biết: "Một nhóm các chuyên gia quốc tế hợp tác cùng UNEP đã kết luận: những cam kết hiện tại theo hiệp định Copenhagen vẫn không đảm bảo có thể giữ cho nhiệt độ toàn cầu tăng dưới 2 độ C từ nay đến năm 2050. Nếu muốn đạt được mục tiêu này, tương đương với việc chúng ta phải cắt giảm 4,7 tỉ tấn CO2 mỗi năm."

Theo tổng thư kí tổ chức khí tượng thế giới (WMO), Michel Jarraud: "Các vấn đề về lỗ thủng tầng ozone đã chứng minh tầm quan trọng của việc giám sát và nghiên cứu khí quyển Trái Đất trong thời gian dài. Nếu tình hình tầng ozone tiếp tục bị phá hủy cũng như không được phát hiện kịp thời thì thiệt hại nghiệm trọng lên bầu khí quyển và môi trường toàn cầu là điều hiển nhiên. Và nếu không có hiệp định Montreal cùng với nội dung của hội nghị bảo vệ tầng ozone diễn tại Vienna (Áo) năm 1985 thì có lẽ, mức độ các chất gây tổn hại tầng ozone sẽ tăng gấp 10 lần vào năm 2050. Qua đó, hậu quả là trên toàn thế giới sẽ có hơn 20 triệu trường hợp mắc ung thư da và hơn 130 triệu trường hợp mắc các bệnh như đục thủy tinh thể, mất hệ thống miễn dịch. Động thực vật và ngành nông nghiệp cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng."

Theo Congnghemoi
  • 1.170