Đấu trí, đọ sức con người với máy móc

  •  
  • 1.967

Trận đấu lớn giữa hai nhà cựu vô địch người với siêu máy tính mang biệt danh "Watson" của hãng IBM trong chương trình thi kiến thức Jeopardy vào tối 14/2 vừa qua là sự kiện mới nhất trong hàng loạt cuộc tỉ thí giữa người và máy móc từ trước tới nay.


Người và máy đã có một số cơ hội trực tiếp tỉ thí với nhau. Ảnh: Getty Images.

Từ cờ đam và cờ vua tới bóng đá và các trò chơi video, khát vọng chiến thắng luôn cháy bừng mạnh mẽ trong loài người, kể cả những người đã lập trình và thiết kế máy móc. Matthew Ginsberg, Tổng giám đốc điều hành công ty công nghệ Matthew Ginsberg chuyên phát triển trí thông minh nhân tạo cho các mục đích công nghiệp, nhận xét: "Máy tính vô cùng giỏi số học, giống như đảm bảo các cuốn danh bạ điện thoại được sắp xếp theo đúng thứ tự chữ cái. Chúng ta - con người lại cực kỳ giỏi việc tiên liệu chúng ta muốn tấn công cái gì đó hay là bỏ chạy, giỏi khớp mẫu".

Dù máy tính Watson đã giành chiến thắng vang dội trong cuộc tỉ thí cách đây hơn nửa tháng, một chuyên gia cho rằng, máy tính và robot chỉ nên được xem là quà tặng, không phải là đối thủ của con người.

Hãy cùng trang Discovery điểm lại 5 trận so găng hàng đầu giữa người và máy:

Máy tính Watson của hãng IBM - các nhà vô địch của chương trình Jeopardy (2011)


Máy tính Watson đã đánh bại hai cựu vô địch chương trình đố vui kiến thức Jeopardy trong trận
đấu ngày 14/2. Ảnh: Getty Images.

Máy tính Watson đã nhận lời thách đố với hai nhà cựu vô địch Ken Jennings và Brad Rutter của chương trình đố vui kiến thức Jeopardy với sức mạnh tổng hợp của 90 máy chủ, 2.880 bộ xử lý Power7 và ram 16 terabyte. Được các nhà nghiên cứu của hãng IBM và nhiều trường đại học hợp tác phát triển từ năm 2005, máy tính Watson sử dụng phương pháp xử lý song song quy mô lớn để tìm kiếm các câu trả lời với hàng trăm CPU làm việc cùng một lúc.

Máy tính Watson, vốn được đặt theo tên người sáng lập hãng IBM, bắt đầu thi đấu trong chương trình Jeopardy năm 2008 và đã đánh bại các đối thủ người trong chương trình năm 2010. Máy tính này cũng là một mẫu giới thiệu cho phần mềm DeepQA mới của IBM, vốn được cài đặt để giúp nó trả lời hàng triệu câu hỏi vặt vãnh.

Tuy nhiên, máy tinh Watson vẫn còn "một gót chân Achilles". Đó là, nếu chương trình Jeopardy có một câu hỏi chơi chữ thì Watson sẽ không trả lời.

Máy tính Big Blue của IBM - Garry Kasparov (1996)


Nhà vô địch cờ vua Nga Garry Kasparov cũng từng thua cuộc trước máy tính Big Blue
. Ảnh: Corbis.

Là tiền thân của Watson, máy tính Big Blue đã đánh bại nhà vô địch cờ vua người Nga Garry Kasparov sau khi Kasparov chấp nhận tham gia trận tỉ thí đầu tiên với máy vào năm 1996. Nhà vô địch cờ vua người đã không chịu nhận thất bại dễ dàng và cáo buộc hãng IBM đã gian lận với cỗ máy. Tuy nhiên, rốt cuộc, các lập trình viên đã dành được giải Fredkin trị giá 100.000 USD dành cho máy tính có thể đánh bại một nhà đương kim vô địch cờ vua thế giới.

Garry Kasparov chính thức rút khỏi các giải thi đấu cờ vua vào năm 2005. Ông đã gia nhập chính trường Nga và chạy đua tranh cử ghế tổng thống nước này năm 2008.

Máy tính Chinook - giải vô địch cờ đam quốc tế (1994)

Máy tính Chinook giành chức vô địch cờ đam quốc tế năm 1994 sau khi đối thủ người Marion
Tinsley rút lui vì lí do sức khỏe. Ảnh: Corbis.

Chinook là chương trình máy tính đầu tiên đánh bại con người để giành một danh hiệu vô địch thế giới. Tuy nhiên, đó không phải là một trận đấu dễ dàng.

Chương trình Chinook là sản phẩm phát minh năm 1989 của Jonathan Schaeffer thuộc trường Đại học Alberta (Canada). Năm 1990, Chinook đã giành được quyền thi đấu tranh danh hiệu thế giới. Nhà đương kim vô địch thế giới, Marion Tinsley, đã từ bỏ danh hiệu của mình để phản đối khi các liên đoàn cờ đam không chấp nhận tính hợp pháp của một cuộc tỉ thí giành danh hiệu thế giới giữa người với máy. Cuối cùng, Chinook đã thi đấu tranh chức vô địch với ông Tinsley năm 1992 và đấu lại một lần nữa vào năm 1994. Sau khi chơi đến sáu ván hòa trong trận đấu thứ hai, Tinsley rút lui vì lý do sức khỏe và Chinook nghiễm nhiên trở thành nhân vật chiến thắng.

Robot - tuyển Brazil (World Cup 2050)


Các nhà lập trình máy tính hy vọng sẽ tổ chức được một trận đấu bóng đá giữa một đội robot
với một đội tuyển người ở World Cup năm 2050. Ảnh: Corbis.

Mỗi năm, hàng trăm đội ngũ lập trình viên lại cạnh tranh trong giải đấu bóng đá dành riêng cho robot có tên RoboCup. Tại giải này, các robot thi đấu trên các sân có kích cỡ tiêu chuẩn với trái bóng.

Manuela Velosa, giáo sư chuyên ngành khoa học máy tính tại Đại học Carnegie Mellon (Mỹ), cho biết, mục tiêu cuối cùng là phải có một đội robot tham gia World Cup vào năm 2050. "Chúng tôi đã có một lộ trình và đang đạt những tiến triển", giáo sư Velosa tiết lộ.

Một trở ngại cho kế hoạch trên là các quy định cho một trận đấu giữa người với robot. Giáo sư Velosa nói thêm: "Chúng ta có thể cho phép các robot gắn camera trên đỉnh đầu để quan soát toàn bộ sân hay chỉ nhìn ở phía trước giống như con người? Robot tự giao tiếp không dây. Liệu chúng ta có cho phép robot nói chuyện không dây hay buộc chúng phải hét thật to? Tất cả những vấn đề này chúng tôi đang nghiên cứu, nhưng chúng tôi đang chuẩn bị để một ngày nào đó có thể tổ chức các cuộc tỉ thí thực sự".

John Henry - búa máy hoạt động bằng hơi nước (những năm 1970)


Nhân vật huyền thoại John Henry đã đánh bại búa máy hoạt động bằng hơi nước trong một
cuộc thi gõ búa tay đôi. Ảnh: Corbis.

Người Mỹ có một nhân vật truyền thuyết mang tên John Henry, một công nhân bình thường trong ngành đường sắt ở miền Tây trong những năm 1970. Đó là giữa thế kỷ 19, khi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật bắt đầu, giới chủ bắt đầu sử dụng những chiếc búa máy hoạt động bằng hơi nước để gia công thép và nghĩ tới việc cắt giảm nhân viên.

Để chứng minh rằng, mình và các đồng nghiệp xứng đáng giữ lại công việc đang có, John Henry đã “thách thức” cỗ máy hơi nước lạnh lùng trong một cuộc thi gõ búa tay đôi. Henry thắng chiếc máy và đi vào truyền thuyết, nhưng ông đã chết vì kiệt quệ sau cuộc chiến không cân sức với chiếc búa vẫn nắm chặt trong tay.

Theo Vietnamnet
  • 1.967