Đẹp không chỉ để gợi tình

  •  
  • 526

Màu sắc, hương thơm của các loài hoa, bộ lông đẹp của các loài động vật được cho là chỉ để quyến rũ nhằm làm lợi cho việc sinh sản. Sự thực không phải thế.

Vẻ lộng lẫy của hoa được nhiều nhà nghiên cứu tự nhiên cho là dùng để thu hút ong bướm đến thụ phấn, nghĩa là để duy trì khả năng sinh sản. Điều đó được minh chứng bằng một thực tế là: Với hầu hết các loại cây cối, bộ phận sinh sản luôn luôn đẹp nhất. Do không chủ động thụ phấn được nên tự nhiên đã “chọn lọc” và tạo ra hình thức rực rỡ của bông hoa để nhờ sự giúp đỡ của các loài khác.

Thế nhưng, vào khoảng đầu thế kỷ 19, nhà tự nhiên học Wessley Korin người Anh đã chứng minh một điều ngược lại rằng: Không phải vẻ đẹp đó đã cuốn hút ong bướm. Trong thí nghiệm của mình, Korin đã che mắt một số con bướm, con ong lại rồi thả chúng vào vườn hoa. Trong khu vườn có hoa thật và những bọc hương thơm nhân tạo giống mùi hoa. Và bầy bướm, ong bị bịt mắt đã tìm đến cả hoa lẫn bọc hương.

(Ảnh: Webshots.com)
Tiếp theo, Korin đã mở mắt cho lũ bướm, ong nhưng vặt trụi cánh của những bông hoa thật, chỉ còn giữ lại đài hương. Và các sinh vật này vẫn tìm đến đài hoa. Korin kết luận, vẻ đẹp của loài hoa không hề có liên quan đến sự sinh sản.

Nhiều nhà khoa học khác đã phát hiện một số loại cây sinh sản bằng lá hoặc bằng rễ (lá rụng xuống đất rồi bắt rễ, đâm chồi lên thành cây) nhưng hoa của chúng vẫn đẹp lộng lẫy và nhiều màu sắc. Như vậy, màu sắc kỳ diệu của các loài hoa nếu có đóng góp vào quá trình sinh sản thì cũng là một phần rất nhỏ và không phải là “sứ mệnh” chủ đạo.

Vậy hoa đẹp là do đâu và để làm gì? Liệu có phải để loài người chiêm ngưỡng và đem tặng cho nhau? Câu trả lời là không. Bởi lẽ cây cối xuất hiện trước con người hàng tỷ năm. Hóa ra thiên nhiên đã “biết làm đẹp” từ rất lâu, dù vẻ đẹp ấy không có ích cho việc sinh sản.

Hoa vốn là một bộ phận đẹp nhất của cây nhưng chúng mau tàn hơn những chiếc lá rất nhiều. Tại sao vậy? Nếu như đó là sự lãng phí của tạo hóa thì chắc chắn quá trình chọn lọc tự nhiên qua hàng tỷ năm đã phải khắc phục được điều ấy. Nhưng trái đất hiện nay vẫn ngập tràn các loài hoa. Hóa ra, thiên nhiên luôn “tự thân” làm đẹp và tự chiêm ngưỡng. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, thiên nhiên cũng có một linh hồn giống như động vật sống; chỉ có điều linh hồn của thiên nhiên luôn “mơ màng”.

Sừng hươu, tiếng hót họa mi cũng chỉ để cho đẹp 

Loài hươu có bộ gạc, sừng rất đẹp. Bộ gạc đó nhiều khi mang lại cái chết hơn là bảo vệ nó. Với sừng kềnh càng, hươu thường thất bại mỗi khi chạy trốn những loài thú ăn thịt hung dữ. Nhiều con hươu đã đứng chờ chết với bộ gạc đẹp như thiên thần của mình trong rừng cây rậm rạp vì vướng vào những sợi dây leo.

Rõ ràng, hươu đã bị quá trình chọn lọc tự nhiên bỏ qua, cho dù các nhà tự nhiên học đang cố chứng minh rằng hươu là một loài xuất hiện trên mặt đất từ rất sớm và bộ sừng đẹp như ngày nay đã được tiến hóa dần dần!

Trong tự nhiên còn rất nhiều ví dụ chứng minh rằng thiên nhiên có “nhu cầu” tự thân về vẻ đẹp không mang lại lợi ích duy trì sự sống mà chỉ tồn tại để... đẹp thôi. Cho dù tiếng hót của họa mi, sơn ca hay nhiều loài chim khác được cho là rất tuyệt vời thì không phải lúc nào nó cũng được dùng để gọi bạn tìn

(Ảnh: Survival99)
h. Thậm chí, có những lúc, nhiều loài chim hợp với nhau thành một dàn hợp xướng và tấu lên những bản nhạc có trật tự hẳn hoi chứ không hót “tranh nhau”. Những loài chim cũng thực sự biết đến vẻ đẹp trong tiếng hót và rõ ràng chúng phân biệt điều đó rất chuẩn xác.

Trong rừng rậm Amazon có một loài chim kì lạ, hình dáng bên ngoài giống họa mi, nhưng rất to. Những con chim đã già, trước khi chết đều rời bỏ cái tổ của mình. Chúng bay đi tìm một mỏm đá cao và đậu xuống một mình. Bên dưới là một vực thẳm. Con chim già, xơ xác đột nhiên cất tiếng hót những âm thanh kỳ lạ và ngân vang, giống như nó đang lấy hết sức hót một lần cuối cùng trong đời.

Tiếng hót bị đứt quãng, con chim già kiệt sức, lả đi và rơi xuống vực sâu. Rõ ràng, lúc này tiếng hót không còn là thứ để “quyến rũ” hay để sinh tồn, và cũng không phải để biểu dương sức mạnh. Các nhà khoa học cho rằng đó là một vẻ đẹp cao quý và kiêu hãnh.

Vẻ đẹp của thiên nhiên thật sự là một bí ẩn, thách thức sự hiểu biết của con người. Và rất có thể bởi con người là một phần rất nhỏ bé của thiên nhiên nên được thừa hưởng nhu cầu làm đẹp và chiêm ngưỡng cái đẹp, cho dù không phải lúc nào cái đẹp cũng mang lại lợi lộc vật chất.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
  • 526