Điều bí ẩn về sự di trú của chim và côn trùng

  •  
  • 2.534

Cứ đến mùa thu, hàng đàn sếu lại xếp hàng nghiêm chỉnh bay về phương Nam. Đến mùa xuân năm sau, chúng lại trở về nơi cũ theo đúng con đường đã đi. Nh

Chim di trú

Chim di trú (Ảnh: arthurgrosset)

ững cuộc đi như vậy gọi là di trú theo mùa. Thói quen này ở loài chim, gọi là chim di trú (di cư), như sếu, én... Thời gian di trú và tuyến đường hầu như không thay đổi, thậm chí có những giống chim yến trở về đúng "ngôi nhà" cũ của nó, và cứ như vậy đời nọ nối tiếp đời kia trong "ngôi nhà thờ dòng họ"
ấy.

Ngoài chim di trú theo mùa, côn trùng cũng có thói quen như vậy. Châu Mỹ có giống bướm vua rất đẹp, đến mùa thu, chúng kéo cả đàn từ Bắc Mỹ bay xuống Nam Mỹ cách xa hơn 3000 km. Chúng trú đông tại núi rừng Mexico, Cuba, Quần đảo Bahamas, và miền nam California. Đến mùa xuân năm sau, chúng lại kéo nhau bay về miền Bắc. Trên đường về, chúng sinh con đẻ cái, rồi chết ở dọc đường. Thế hệ sau lại di trú phương Nam. Đời nọ nối tiếp đời kia.

Vì sao chim và côn trùng di trú theo mùa lại có thói quen như vậy? Chúng định hướng bằng gì? Thật khó hiểu, bay ngắn còn có thể định hướng bằng mắt, bay dài không thể dựa vào mắt để định hướng được.

Người ta suy đoán rằng, chim có thể dùng vị trí Mặt trời làm la bàn. Nếu vậy, chúng phải biết hiệu chỉnh sai số do sự chuyển dịch vị trí của Mặt trời. Các nhà khoa học cho rằng, cơ thể chim có một cơ cấu như chiếc đồng hồ sinh vật tính chính xác được sự chuyển dịch vị trí của Mặt trời. Nhưng ban đêm không có Mặt trời thì làm thế nào? Người ta chỉ có thể đoán rằng, chúng định hướng bằng các sao. Tuy nhiên, vào những đêm không trăng sao, chúng vẫn bay đi đúng hướng. Vậy, thực chất là gì, lẽ nào chúng định hướng bằng từ trường, bằng ánh sáng lệch, bằng khí áp và mùi vị?

Còn đối với bướm, người ta cho rằng liên quan đến di truyền. Công việc nghiên cứu bướm di trú theo mùa mới bắt đầu, chắc chắn sẽ có nhiều khám phá thú vị hơn.

H.T (Theo Thiên nhiên huyền bí)
  • 2.534