Rửa rau củ là cách ngăn chặn vi khuẩn an toàn?

  •  
  • 676

Rửa rau quả là đúng, nhưng liệu có giúp chúng ta an toàn đối với vi khuẩn hay không?

Khi rửa cà chua bằng nước lạnh sẽ giải phóng rất nhiều vi khuẩn của hại, một số loại sinh vật bé nhỏ này có thể kháng cự được với vòi hoa sen. Theo các chuyên gia, về cơ bản chúng bám rất chắc. Kết quả là khuẩn Salmonelle hay E.coli ở người vẫn có thể bùng phát gây bệnh ngay cả khi chúng ta thận trọng.

Tổ chức FDA ước tính có khoảng 383 trường hợp mắc Salmonelle hiện tại có căn nguyên là cà chua nhiễm bẩn tại 30 bang, bao gồm Washington, D.C., kể từ ngày 10 tháng 04 khi phát hiện nạn nhân đầu tiên. Tác nhân chính là khuẩn Salmonelle kiểu huyết thanh Saintpaul – một loại Salmonella không phổ biến có thể sống trong đường ruột của người cũng như các loài động vật khác. Có đến hàng trăm loại Salmonella.

Brendan Niemira thuộc Ủy ban an toàn thực phẩm – Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ tại Pennsylvania cho biết: “Ngay tại thời điểm này, FDA vẫn chưa thể tìm hiểu được chính xác những quả cà chua nhiễm khuẩn xuất hiện từ đâu”.

Cà chua có thể nhiễm mầm bệnh từ đất nhiễm bẩn, nước tưới tiêu, phân bón, từ các loài động vật hoang dã hay từ người nông dân.

Nếu có vi khuẩn trên bề mặt rau củ, rửa bằng nước lạnh chỉ có thể loại bỏ một số trên bề mặt. (Ảnh: www.brooklawn.org)

Niemira trả lời báo LiveScience: Nếu có vi khuẩn trên bề mặt rau củ, rửa bằng nước lạnh chỉ có thể loại bỏ một số trên bề mặt. Thật không may là rửa bằng nước lạnh không thể làm sạch tất cả. Đó là một vấn đề. Khi chúng bám chặt hay sinh sống trong cộng đồng liên kết chặt chẽ gọi là màng sinh học thì rất khó có thể loại bỏ chúng”.

Bề mặt gồ ghề như bề mặt quả dưa đỏ hay rau chân vịt cung cấp cho vi khuẩn rất nhiều ngóc ngách và khe nứt để ẩn náu. Cà chua có bề mặt trơn nhẵn hơn mặc dù vậy trên vỏ cà chua cũng có các lỗ nhỏ làm nhà cư trú cho vi khuẩn.

Chúng ta cần phải rửa các loại rau củ có vỏ sần sùi cẩn thận hơn. Tuy nhiên, Niemira cảnh báo rằng nếu rửa hoặc chà quá mạnh có thể làm giập hoặc làm rách lớp màng bảo vệ bao phủ cà chua cũng như các loại rau củ khác. Sản phẩm hư hại có thể dẫn đến tình trạng thối hỏng hoặc có liên quan đến vi khuẩn làm hỏng rau củ.

Mặc dù những vi khuẩn này không làm hại con người nhưng chúng khiến rau củ mềm xốp tạo điều kiện cho các mầm bệnh ở người phát triển, ví dụ như khuẩn Salmonella.

Niemira cho biết: “Vi khuẩn gây hỏng không làm hại con người. Khi chúng ăn cà chua, chúng sẽ khiến cho cà chua bị hỏng và chảy nước. Khi đó đường và các chất khác được giải phóng, hỗ trợ cho sự phát triển của mầm bệnh. Nếu có mầm bệnh trên quả cà chua, và nếu quả cà chua bị hỏng thì chắc chắn mầm bệnh sẽ phát tác”.

Tổ chức FDA khuyến cáo không nên rửa các loại quả cũng như rau củ bằng xà bông, chất tẩy rửa, chất tẩy trắng hay các loại nước rửa rau củ thương mại.

Dưới đây là một số mẹo để giữ rau củ an toàn:

• Cầm rau củ nhẹ nhàng tránh làm giập
• Rửa bằng nước lạnh
• Làm khô nếu quá nhiều nước
• Giữ rau củ cần để lạnh trong tủ lạnh (FDA khuyên để tủ lạnh ở nhiệt độ 40 độ F hoặc thấp hơn)
• Bỏ rau củ bị hỏng

Mặc dù chúng ta cố gắng để loại bỏ khuẩn E.coli hay Salmonella nguy hiểm trên thức ăn nhưng cơ thể chúng ta lại có đầy vi khuẩn. Thực tế rất nhiều loại vi khuẩn giúp chúng ta thực hiện các chức năng hàng ngày, ví dụ như tiêu hóa thức ăn hay ngăn chặn các loại vi khuẩn có hại tấn công da của chúng ta.

Trà Mi (Theo LiveScience)
  • 676