Trà châu Phi hứa hẹn điều trị tiểu đường loại 2

  •  
  • 914

Các nhà nghiên cứu đang nỗ lực phát triển một phương pháp điều trị mới cho bệnh tiểu đường túyp 2 với sự việc sử dụng một loại trà châu Phi đặc biệt. Trà này từ lâu đã được dùng như một phương thuốc trong y học cổ truyền Nigeria, và được sản xuất từ chiết xuất lá cây Rauvolfia

Vomitoria thuộc họ Trúc Đào và quả cây Citrus aurantium thuộc họ Cam. Các nhà khoa học gần đây đã thử nghiệm loại trà này cho bệnh nhân tiểu đường túyp 2, và kết quả thu được rất triển vọng.

Các nhà nghiên cứu đã lấy nhiên liệu cho trà châu Phi, tổng số lên tới 50 kg lá cây và 300 kg quả từ các vùng rừng tự nhiên của Nigeria. Sau đó, trà được sản xuất hệt như cách làm trong dân gian. Công thức rất đơn giản: luộc sôi lá cây, cuống non, và quả, rồi lọc lấy chất lỏng.

Chuột, rồi sau đó là người

Phó giáo sư Per Mølgaard và tiến sĩ Joan Campbell-Tofte thuộc khoa Hóa Dược trước đó đã thử nghiệm loại trà này trên những con chuột có gien tiểu đường. Qua thử nghiệm cho thấy sau 6 tuần điều trị hàng ngày bằng trà châu Phi, cộng với một chế độ ăn uống ít béo, kết quả thu được là những thay đổi trong sự kết hợp và hàm lượng chất béo trong mắt chuột, cũng như bảo vệ được tuyến tụy vốn dễ bị tổn thương của những con chuột này.

Các nhà nghiên cứu gần đây đã hoàn thiện một thử nghiệm lâm sàng kéo dài bốn tháng trên 23 bệnh nhân tiểu đường túyp 2 và đã thu được những kết quả còn hài lòng hơn nữa.

Một loại trà châu Phi đặc biệt liệu có thể được dùng để điều trị bệnh tiểu đường túyp 2? (Ảnh: iStockphoto/Manuela Weschke)

“Các đối tượng nghiên cứu được uống 750ml trà mỗi ngày. Khác với những cách điều trị tiểu đường túyp 2 trước đây, loại trà này ban đầu không ảnh hưởng tới hàm lượng đường trong máu. Nhưng sau 4 tháng điều trị, chúng ta có thể thấy sự tăng lên đáng kể trong dung nạp glucô,” tiến sĩ Joan Campbell-Tofte thuộc Đại học Copenhagen nói.

Sự thay đổi ở các axit béo

Các thí nghiệm lâm sàng cũng cho thấy sự thay đổi các axit béo ở những bệnh nhân được điều trị so với nhóm bệnh nhân dùng thuốc trấn an (placebo).

“Ở các bệnh nhân được điều trị bằng trà, số lượng các axit béo không có khả năng sinh cholesterol tăng lên. Điều này rất tốt cho các tế bào trong cơ thể, vì các chất béo không sinh cholesterol làm cho màng tế bào thẩm thấu tốt hơn, từ đó các tế bào hấp thụ tốt glucô từ máu,” Joan Campbell-Tofte nói.

Các nhà nghiên cứu hi vọng rằng những thí nghiệm lâm sàng và các thử nghiệm khoa học trong tương lai sẽ mang lại một phương pháp điều trị mới cho tiểu đường túyp 2.

G2V Star (Theo ScienceDaily)
  • 914