Sức khỏe trẻ sơ sinh phụ thuộc tâm trạng của mẹ trước và sau khi sinh

  •  
  • 3.070

"Những gì là tốt nhất cho người mẹ, có thể lại không phải là điều tốt nhất dành cho thai nhi hoặc trẻ sơ sinh", theo nhà tâm lý học Sandman.

Các nhà tâm lý học làm việc tại Đại học California, Irvine, Hoa Kỳ, đã nhận thấy rằng: Trẻ sơ sinh thường phát triển mạnh về thể chất và tinh thần nếu tình trạng cảm xúc của bà mẹ, (dù mạnh khỏe hay ốm đau) vẫn ổn định: ở giai đoạn trước và sau khi sinh. Kết quả nghiên cứu ở những mẹ bị trầm cảm kể từ tháng thứ tư của thai kỳ, thì ở năm đầu tiên, con của những bà mẹ này vẫn phát triển đầy đủ về mặt thể chất và tinh thần khi so sánh với những đứa trẻ có mẹ phát triển bình thường, theo nhà tâm lý học Curt Sandman Đại học California, Irvine, Hoa Kỳ.

Kết quả của nghiên cứu này sẽ được đăng tải trên tạp chí Psychological Science.

Ngược lại, sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ sơ sinh sẽ bị chậm lại trong năm đầu tiên, nếu trạng thái cảm xúc của bà mẹ vốn được duy trì trong suốt thời gian mang thai, lại bị thay đổi ngay sau khi sinh.

"Trẻ sơ sinh sẽ thích nghi tốt với tình huống không được chăm sóc đầy đủ sau khi sinh (có xu hướng phát triển tích cực về mặt thể chất và tinh thần, ít nhất là trong năm đầu tiên), như là một phản ứng lại những thông điệp sinh học từ một người mẹ bị trầm cảm, và đây là một lợi thế sống sót", Sandman nói.

Kết quả của nghiên cứu này cũng cho thấy: mối liên quan giữa những trẻ sơ sinh (mà bà mẹ thường xuyên bị đói lả trong giai đoạn gần sinh) và khả năng mắc phải (ở tỉ lệ cao) các chứng bệnh tiểu đường, các rối loạn về trao đổi chất, nếu những trẻ sơ sinh này được chăm sóc đầy đủ về chế độ dinh dưỡng sau khi chào đời; tuy nhiên những trẻ sơ sinh này sẽ phát triển đầy đủ về thể chất và tinh thần nếu các bé tiếp tục được nuôi dưỡng trong chế độ chăm sóc dinh dưỡng không đầy đủ (bị thiếu hụt).

"Trẻ sơ sinh có thể phản ứng lại tình trạng bà mẹ bị trầm cảm, thể hiện ở cấu trúc di truyền", theo nhà tâm lý học Jay Belsky, làm việc tại đại học California, Davis, Hoa Kỳ.

Kết quả nghiên cứu khác của các nhà khoa học làm việc tại đại học California, Davis, Hoa Kỳ, đã được đăng tải trên tạp chí Biological Psychiatry, số ra ngày 15 tháng 3 năm 2011.

Belsky và các đồng nghiệp đã báo cáo rằng trẻ sơ sinh mang hai bản sao của một biến thể gen đặc biệt: vận chuyển serotonin thường xuyên, cũng bị sợ hãi và kích động nếu bà mẹ cảm thấy lo âu căng thẳng trong thời kỳ mang thai.

Trong nghiên cứu mới, các nhà tâm lý học (nhóm của Sandman) làm việc tại Đại học California, Irvine, Hoa Kỳ, đã tiến hành nghiên cứu với 221 bà mẹ tại 5 thời điểm trong giai đoạn mang thai. Các bà mẹ và trẻ sơ sinh của họ, sau đó sẽ được đánh giá ba tháng/lần, trong suốt một năm. Các nhà tâm lý học đã sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để đo lường sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ sơ sinh.

Những trẻ sơ sinh (nếu trạng thái cảm xúc của bà mẹ vốn được duy trì ổn định dù rằng ở trạng thái cảm xúc khỏe mạnh hoặc trầm cảm) thường phát triển mạnh mẽ về thể chất và tinh thần hơn so với những trẻ sơ sinh (mà trạng thái cảm xúc của bà mẹ vốn không ổn định) ở các giai đoạn: ba tháng tuổi, sáu tháng tuổi, và 1 tuổi. Các nhà nghiên cứu hiện đang lên kế hoạch, để tìm hiểu xem liệu lợi thế tinh thần bền lâu hơn hay trầm cảm kéo dài của bà mẹ cuối cùng, sẽ phá hoại ngấm ngầm sự phát triển trí tuệ của con trẻ.

"Kết quả của nghiên cứu này đã nhấn mạnh sự cần thiết phải nhanh chóng điều trị chứng bệnh trầm cảm của phụ nữ mang thai, (để con cái của họ có được sự phát triển tích cực về thể chất và tinh thần sau khi sinh) bảo vệ sức khỏe bà mẹ trước và sau khi sinh", theo Sandman. Tuy nhiên, thuốc chống trầm cảm lại gây ra những rủi ro về sức khỏe cho thai nhi, và những phát hiện mới cho thấy rằng những phụ nữ phục hồi lại sức khỏe tinh thần ngay sau khi sinh, lại tạo điều kiện làm chậm sự phát triển (về thể chất và tinh thần) của con họ trong tương lai.

Hồ Duy Bình (Sciencenews.org)
  • 3.070