Nguyên nhân gây bệnh viêm răng lợi

Bệnh viêm lợi là gif?
  •  
  • 1.114

Cơ thể là một khối thống nhất. Các cơ quan trong cơ thể khi hoạt động đều có sự phối hợp qua lại lẫn nhau. Khi một cơ quan bị bệnh thì có thể ít nhiều ảnh hưởng đến một hay nhiều cơ quan khác. Bệnh lý ở răng miệng cũng vậy, sẽ liên quan tới nhiều bệnh khác.

Viêm lợi là một bệnh lý khá hay gặp trong các bệnh lý về răng miệng. Bệnh gây ra chảy máu, sưng đỏ, miệng hôi... Điều trị bao gồm vệ sinh răng miệng đúng cách và dùng thuốc khi tình trạng bệnh nặng.

1. Nguyên nhân và biểu hiện của viêm lợi

Nguyên nhân gây viêm lợi chủ yếu do vấn đề vệ sinh răng miệng không đúng cách. Quá trình này dẫn đến mảng bám do lắng đọng bã thức ăn, nước bọt, canxi, vi khuẩn… Khi vệ sinh răng miệng không tốt dẫn đến mảng bám tích tụ bám lại quanh chân răng/lợi. Khi mảng bám đi sâu quá rãnh lợi, tạo ra túi lợi. Những túi lợi này chứa vi khuẩn gây viêm lợi và sâu chân răng.

Một số trường hợp bị viêm lợi không do mảng bám nhưng rất ít gặp. Bệnh nhân bị suy giảm sức đề kháng như người bệnh đái tháo đường, thiếu dinh dưỡng, ung thư… cũng dễ bị viêm lợi.

Thay đổi hormon tuổi dậy thì, trong chu kỳ kinh nguyệt, khi mang thai, khi mãn kinh hoặc các thuốc tránh thai đường uống... là yếu tố nguy cơ có thể làm viêm bùng phát viêm lợi.

Biểu hiện dễ nhận thấy của viêm lợi là tình trạng tấy đỏ, dễ chảy máu, miệng hôi, chảy dịch…

Bệnh cần được điều trị sớm, tránh tình trạng kéo dài vừa khiến bệnh nhân mất tự tin. Nếu bệnh nặng, để lâu còn dẫn đến viêm quanh răng, áp xe răng, sâu răng… dẫn đến mất răng.

Viêm lợi biểu hiện dễ bị chảy máu chân răng.
Viêm lợi biểu hiện dễ bị chảy máu chân răng.

2. Điều trị viêm lợi

Do viêm lợi thường gặp nhất là vấn đề vệ sinh răng miệng không đúng cách, nên đầu tiên cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

Vệ sinh răng miệng: Viêm lợi nhẹ có thể được kiểm soát tốt và khỏi hẳn bằng việc vệ sinh răng miệng đúng. Ngoài việc đi lấy cao răng thường xuyên mỗi 6 tháng 1 lần, thì hằng ngày cần đánh răng bằng bàn chải mềm để tránh tổn thương lợi. Lưu ý với bệnh nhân viêm lợi bác sĩ có thể hẹn lịch lấy cao răng, vệ sinh răng miệng bằng dụng cụ chuyên nghiệp 3 tháng 1 lần.

Sử dụng nước súc miệng chứa các chất kháng khuẩn như chlorhexidin, hydrogen peroxide hexetidin, zin gluconat, chlorinedioxid...

Sử dụng thuốc điều trị viêm lợi: Khi viêm lợi nặng hơn, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số loại thuốc đặc hiệu:

  • Kháng sinh: Nhóm beta-lactam, macrolid là kháng sinh đầu tay có tác dụng diệt vi khuẩn trú ngụ ở nướu răng. Trường hợp viêm lợi nặng dẫn đến nướu răng, nha chu, sâu răng… bác sĩ có thể chỉ định kháng sinh phối hợp nhóm macrolid và metronidazol.
  • Kháng viêm non-steroid (ibuprofen, diclophenac, meloxicam...) được chỉ định nhằm giảm các triệu chứng sưng đỏ, đau do viêm nướu răng. Lưu ý uống thuốc lúc no để tránh tác dụng phụ của thuốc.
  • Thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau thông thường như paracetamol được sử dụng để làm giảm triệu chứng đau do viêm nướu.

Viêm lợi nếu không được điều trị đúng sẽ có những biến chứng có thể làm sâu răng, mất răng.
Viêm lợi nếu không được điều trị đúng sẽ có những biến chứng có thể làm sâu răng, mất răng.

Trường hợp viêm lợi phì đại, bác sĩ có thể làm thủ thuật cắt bỏ lợi thừa khi cần thiết. Nếu bệnh nhân có sử dụng thuốc gây tác dụng phụ trên lợi làm viêm, phì đại lợi (thuốc chống co giật, thuốc chẹn kênh canxi điều trị tăng huyết áp, thuốc ức chế miễn dịch) thì cần ngừng loại thuốc này nếu có thể. Trường hợp không thể ngừng thuốc, có thể cân nhắc đổi sang thuốc khác có tác dụng tương tự.

Các biện pháp hỗ trợ điều trị viêm lợi

Ngoài các thuốc và các biện pháp điều trị viêm lợi, bệnh nhân cần chú ý chăm sóc răng lợi thật tốt để giúp quá trình lành bệnh nhanh hơn.

  • Dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn.
  • Đánh răng mỗi ngày 2 lần bằng bàn chải mềm.
  • Dùng nước súc miệng có chứa chất kháng khuẩn.
  • Chế độ dinh dưỡng đầy đủ.
  • Bổ sung vitamin C bằng các loại trái cây: Bưởi, cam quýt, dâu tây, kiwi, đu đủ, cải xoăn…

Tốt nhất nên đi khám sức khỏe toàn thể từ đó xác định nguyên nhân liên quan tới bệnh răng miệng. Điều cần nhớ là định kỳ khám răng và lấy cao răng 6 tháng/lần. Nếu răng sâu phải hàn hoặc trám bít lỗ sâu ngay.

Cập nhật: 20/07/2022 Theo Sức khỏe & đời sống, TTO
  • 1.114