Đừng bao giờ để bụng của bạn gặp phải tình trạng này

  •  
  • 5.971

Ngay khi biết mình gặp phải chứng bệnh này, bạn nên chữa trị ngay trước khi quá muộn.

Cơ thể người là một cỗ máy rất phức tạp, với nhiều bộ phận phối hợp nhịp nhàng để vận hành một cách thật trơn tru.

Nhưng rất tiếc, cỗ máy này không hoàn hảo. Đôi lúc, sự không hoàn hảo đó khiến chúng ta mắc phải những căn bệnh kỳ lạ, gây ra không ít phiền toái trong cuộc sống, ví dụ như căn bệnh trong ảnh kinh dị dưới đây.

Đây là hình ảnh của một bệnh nhân mắc chứng "sa ruột" - hernia.
Đây là hình ảnh của một bệnh nhân mắc chứng "sa ruột" - hernia.

Cụ thể bệnh sa ruột khủng khiếp như thế nào, bài viết sau đây sẽ cho bạn câu trả lời.

Sa ruột - chứng bệnh ảnh hưởng đến 5% dân số thế giới

Sa ruột - tên gọi khác của chứng thoát vị. Để hiểu rõ hơn thì bụng của chúng ta là một khoang kín, được bọc bởi các cơ. Tuy nhiên, khi các cơ bắp ở bụng gặp một số bất thường, khiến ruột hoặc các cơ quan nội tạng lọt ra ngoài thành bụng, tạo thành chứng bệnh sa ruột.

Có tổng cộng 4 chứng thoát vị phổ biến, gồm có thoát vị bẹn, thoát vị rốn, thoát vị gián đoạn (thoát vị hoành), và thoát vị qua vết mổ. Trong đó thoát vị bẹn là phổ biến nhất, chiếm tới 75% số lượng ca mắc bệnh.

Thoát vị bẹn - ruột sa qua ống bẹn, thường gặp nhất ở nam giới.
Thoát vị bẹn - ruột sa qua ống bẹn, thường gặp nhất ở nam giới.

Triệu chứng sa ruột qua rốn, thường gặp ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, khi cơ bụng tại lỗ rốn vẫn còn rất yếu.
Triệu chứng sa ruột qua rốn, thường gặp ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, khi cơ bụng tại lỗ rốn vẫn còn rất yếu.

Chứng thoát vị qua vết mổ.
Chứng thoát vị qua vết mổ. Một số ca phẫu thuật yêu cầu rạch cơ có thể khiến cơ bụng yếu đi, và ruột có thể theo đó "phòi" ra ngoài.

Thoát vị gián đoạn - dạ dày thoát vị qua sự gián đoạn của cơ hoành (cơ tách khoang ngực và bụng).
Thoát vị gián đoạn - dạ dày thoát vị qua sự gián đoạn của cơ hoành (cơ tách khoang ngực và bụng). Thông thường, thực quản đi xuyên qua cơ hoành và đổ vào dạ dày. Nhưng khi thoát vị hoành, dạ dày phình lên chèn vào ngực.

Theo như thống kê, có khoảng 5% dân số thế giới đang bị chứng bệnh này hành hạ. Nếu như bạn thấy 5% không bõ bèn gì thì con số này tương đương khoảng 400 triệu người.

Tại sao chúng ta lại bị sa ruột?

Chứng sa ruột xảy ra khi cơ bụng bị yếu và gặp căng thẳng, chèn ép qua thời gian dài. Có người bị sa ruột do bẩm sinh cơ thành bụng phát triển bất thường, nhưng cũng có người cơ bụng yếu do đã có tuổi, khiến ruột thoát ra ngoài.

Ngoài ra, có một số yếu tố khiến cơ bụng bị chèn ép gây sa ruột, như phụ nữ mang thai (thai nhi chèn ép vào cơ bụng), hoặc bị do... rặn quá mạnh khi bị táo bón. Chưa kể, đôi lúc việc mang vác quá nặng cũng khiến cơ bụng bị rách, và hậu quả chắc bạn cũng biết rồi.

Thoát vị - chứng bệnh nguy hiểm thường bị coi nhẹ

Đúng vậy, căn bệnh này thường bị rất nhiều người coi nhẹ, do nếu để bình thường nó chỉ gây một chút bất tiện trong cuộc sống. Ngoài ra, có một số trường hợp các bác sĩ không thể chẩn đoán sớm để chữa trị do các dấu hiệu khá mơ hồ.

Và kết quả là sau một thời gian, chứng sa ruột phát triển rất nhanh, khiến bụng của bệnh nhân biến dạng, trở nên khủng khiếp như bức hình phần đầu bài.

Nhưng chưa hết đâu. Trong trường hợp thoát vị hoành, dịch vị dạ dày chứa toàn acid có thể gây tổn hại cho thực quản và cuống họng, gây chảy máu nghiêm trọng và sẽ dẫn đến tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.

Chứng sa ruột xảy ra khi cơ bụng bị yếu và gặp căng thẳng, chèn ép qua thời gian dài.
Chứng sa ruột xảy ra khi cơ bụng bị yếu và gặp căng thẳng, chèn ép qua thời gian dài.

Ngoài ra, khi bị thoát vị các cơ quan nội tạng đều bị nén chặt, gây ảnh hưởng đến nguồn cung máu, gây sưng đỏ, đau đớn, thậm chí là hoại tử gây chết người.

Chính vì thế ngay khi thấy mình có nguy cơ bị sa ruột, hãy ngay lập tức sử dụng phương án trợ giúp từ các bác sĩ trước khi quá muộn.

Thông thường, dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của chứng bệnh này là có một vùng phình ra như khối u trên bụng, bẹn... gây đau đớn, bất tiện trong sinh hoạt. Sa ruột dạng nhẹ có thể điều trị bằng thuốc, nhưng nếu để bị biến chứng sẽ cần phải phẫu thuật.

Nếu bị sa ruột, người bệnh không nên làm việc quá sức, mang vác nặng, chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý, phải nghỉ ngơi hợp lý, cần phải phát sớm bệnh để có cách điều trị kịp thời.

Cập nhật: 30/12/2016 Theo Trí Thức Trẻ
  • 5.971