Dùng rơm rạ để sản xuất điện ở Indonesia và Thái Lan

  •  
  • 2.438

Rơm rạ, nguồn điện năng phong phú ở châu Á.

Đó là dự án đang tiến hành ở giai đoạn cuối cùng ở các tỉnh miền Trung Thái Lan và đảo Bali (Indonesia). Ngoài việc có thể lấy được điện, dự án xây dựng nhà máy sử dụng điện nhiên liệu là rơm rạ này cũng đưa lại những lợi ích khác cho người nông dân như: giảm thiểu ô nhiễm môi trường, thu nhập cho người nông dân bên cạnh các sản phẩm thứ yếu có giá trị khác.

Theo dự án này, rơm rạ được tập hợp lại để đưa về nhà máy sản xuất điện sử dụng nhiên liệu là rơm rạ này. Ở Thái Lan, Indonesia cũng như nhiều nước sản xuất gạo trên thế giới, rơm rạ là mặt hàng phế phẩm sau khi thu hoạch giờ đây đã đưa lại một số tiền nhất định cho nông dân địa phương. Rơm rạ đốt lên sẽ sản sinh ra một lượng hơi nóng dùng để sản xuất điện. Tro rơm rạ sau khi đốt cũng được để bán cho các nhà máy xi măng, các nhà máy đó dùng tro này để làm chất trộn lẫn với xi măng không gây hại cho môi trường (hay còn gọi là sản phẩm thân thiện với môi trường) với giá rẻ hơn. Gọi là sản phẩm thân thiện với môi trường vì việc sản xuất xi măng ngày nay đang góp 4% vào việc gây ra hiệu ứng nhà kính nên việc sản xuất xi măng giảm đi là giảm được một phần đáng kể của nguy cơ này.

Công nghệ sản xuất không có gì là phức tạp mà chỉ là việc xây dựng nhà máy sử dụng tua-bin được thiết kế để đốt rơm rạ gần giống như việc xây dựng Nhà máy điện chạy bằng khí gas, nước hay than đá. Vậy nên Nhà máy sản xuất điện năng từ rơm rạ ở Thái Lan dự tính sẽ là tiết kiệm được 88.000 tấn than đá hay 59 triệu lít chất đốt là dầu.

Rơm rạ ở  Thái Lan

Rơm rạ ở Thái Lan (Ảnh: agnet.org)

Chủ thầu xây dựng Nhà máy sản xuất điện năng này - AT Biopower đang xây dựng 4 nhà máy sản xuất điện từ rơm rạ trị giá 27 triệu đô-la ở miền Trung Thái Lan. Trong khi đó nhà máy ở Bali có công suất khoảng 22 megawat dự tính được vận hành vào cuối năm 2006 sẽ cung cấp điện cho 60.000 hộ gia đình ở Bali.

Còn tại Thái Lan, nhà máy sản xuất điện đặt tại tỉnh Pichit sẽ tiêu thụ 150.000 tấn rơm rạ mỗi năm. Để có đủ chừng đấy nhiên liệu để sản xuất điện năng, nhà máy đã ký hơn 100 hợp đồng với các câu lạc bộ nông dân ở các vùng lân cận. Triển vọng như thế cũng giống ở Bali và đưa lại nhiều việc làm cho người dân địa phương, từ công việc thu mua rơm rạ, đóng thành kiện, chuyên chở về nhà máy và trực tiếp tham gia sản xuất… Sản phẩm điện sẽ được bán cho công ty điện lực quốc gia Indonesia, với doanh thu 9 triệu 300 ngàn đô-la mỗi năm. Trong khi đó rơm rạ sẽ bán cho các công ty xi măng với trị giá 500 nghìn đô-la mỗi năm. Hiện tại, nhà máy sản xuất điện từ rơm rạ Pichit đã nhận được các đơn đặt hàng mua tro rơm rạ của các công ty xi măng trong vùng.

Rất hy vọng những dự án như thế này được tiến hành ở Việt Nam, nơi có các vựa lúa lớn để người nông dân có thể thu được những nguồn lợi khác quanh cây lúa bên cạnh việc giúp Chính phủ tiết kiệm điện năng ngày một khan hiếm do hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Phạm Thị Thu Hằng
Email: [email protected]

  • 2.438