Giấc mơ mang lại linh cảm sáng tạo

  •   52
  • 1.583
Có rất nhiều trường hợp sau vài giờ nghỉ ngơi, người ta đã giải được các bài toán khó nghĩ mãi không ra. Khá nhiều chuyện kể lại các phát minh khoa học và ý tưởng nghệ thuật loé lên trong đầu các nhà bác học, các nghệ sĩ khi họ ở trạng thái nửa tinh mửa mơ. Điều đó khiến các nhà khoa học nghĩ đến mối liên hệ giữa giấc mơ và sự sáng tạo.

Những nghiên cứu của Trường ĐH California một lần nữa lại khẳng định rằng việc giải các bài toán khó thường xảy ra trong những giấc mơ, trong giai đoạn gọi là chuyển động nhanh của mắt (viết tắt là giai đoạn REM).

Tại những thời điểm này, các vùng trên não của con người hình thành những liên kết hợp mới, khác thường và mang đầy tính logic. Tiếc rằng sự thức dậy nhanh chóng hoặc sự tiếp tục của giấc ngủ sâu sau đó lại phá huỷ những kết quả ấy và những việc não thực hiện được vào ban đêm ấy lại trở nên vô ích.


Các phát minh khoa học lớn thường ra đời trong giấc mơ. (Ảnh minh họa: Internet).

Các phát minh khoa học lớn ra đời trong giấc mơ không phải chỉ là những huyền thoại mà là sự thật. Một trong những nét đặc trưng của các thí dụ điển hình đã được nhà sinh lý học Áo Otto Levi nêu thành lý luận. Năm 1903, các nhà khoa học Đức đã đưa ra giả thuyết tất cả các xung thần kinh đều là những phản ứng hoá học nhưng mãi 17 năm sau luận điểm của ông mới được chứng minh.

Оtto Levi đã cố gắng tìm ra một lý thuyết chặt chẽ có thể mô tả các quá trình diễn ra trong não bộ khi một ý tưởng bất chợt nảy sinh trong đầu ông vào ban đêm. Nhảy ra khỏi giường, ông vội vàng ghi chép vào cuốn sổ tay những gì thấy trong giấc mơ, song rất tiếc sáng ra xem lại ông chẳng hiểu gì về những điều mình ghi chép vì mọi “sự mách bảo” đã được ghi lại bằng những ký hiệu kỳ lạ.

Thời gian trôi qua, khi các thế hệ những nhà khoa học được đọc những công trình kinh điển của Otto Levi, tìm cách giải thích “giấc mơ thiên tài” của những bậc tiền bối của ngành Thần kinh học. Một trong những ví dụ người ta thường nói đến về một giấc mơ tương tự. Sir Paul McCartney đã ghi lại bài hát nổi tiếng nhất của nhóm Beatles là “Yesterday” trong một giấc mơ ngắn ngủi khi ông chợp mắt trong khi đang xem bộ phim “Help !”.

Trong nhiều năm, ông băn khoăn về điều ông từng gặp nhưng chẳng bao giờ gặp lại, thậm chí ông còn tìm đến những nhà lý luận âm nhạc để tìm lời giải đáp. Tất cả khán giả cũng như những nhà phê bình âm nhạc đều nhất trí khẳng định rằng: Đó là những giai điệu độc đáo mà họ chưa bao giờ được nghe.

Nhà hoá học vĩ đại Nga Dmitri Ivanovitch Mendeleev đã phát hiện và lập được Bảng tuần hoàn các nguyên tố mà không dựa trên cơ sở thực nghiệm khoa học. Trong một thời gian rất dài, ông rất đau đầu suy nghĩ mà không thể sắp xếp được vị trí các nguyên tố hoá học vào một bảng một cách hợp lý, sao cho nhìn vào đó có thể hình dung ra những nét cơ bản của bất kỳ nguyên tố nào. Và chỉ trong giấc mơ, ông đã nhìn thấy rất rõ tấm bảng “kỳ diệu” ấy hiện ra trước mắt, mà toàn thế giới đã phải sử dụng trong 140 năm nay.

Nhà văn nữ Mary Shelley, tác giả của cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng về bác sĩ Frankenstein, người đã tạo ra một con quỷ, đã “nhìn” thấy chủ đề của tác phẩm kinh điển trong nền văn học thế giới trong một giấc mơ, khi cô (năm ấy Shelley mới 18 tuổi) cùng với người chồng tương lai của mình khi nghỉ trong biệt thự của bá tước Byron (một nhà thơ lớn của Anh).

Nhà toán học thiên tài Ấn Độ Srinivas Ramanudjan luôn luôn khẳng định rằng tất cả mọi phát minh của ông về lý thuyết số đều do nữ thần Namacccan - một trong những hiện thân của thần Lashmi đã đọc lại cho ông ghi trong các giấc mơ.

Đó chỉ là một vài ví dụ trong những lời kể của các nhà bác học và hoạt động văn hoá, cuối cùng cũng có những giải thích khoa học Nhưng điều đó cũng không loại trừ những linh cảm đầy bí hiểm trong những giờ phút xuất thần vì chẳng ai có thể tái hiện những khả năng “xuất hiện thiên tài ban đêm” một cách tương tự.
Theo Vietnamnet, Pravda.ru
  • 52
  • 1.583