Giải mã thói quen ai yêu chó cũng làm mỗi khi nhìn thấy chó con

  •  
  • 3.045

Nếu thuộc team yêu chó, hẳn bạn sẽ thường xuyên vô thức làm điều này mà không nhận ra.

Nếu là một người yêu chó, thì gần như chắc chắn bạn sẽ có một phản ứng đặc biệt khi tiếp xúc với một con chó dễ thương. Đó chính là vội ôm lấy và cưng nựng chúng: "Ôi! Sao em xinh thế!", "Ai là chó ngoan của chị nào?" với một tông giọng... cao vút.

Thậm chí, chúng ta làm thế trong vô thức với một khuôn mặt và ngữ điệu như đang nói chuyện với một em bé thực sự. Nhưng tại sao? Gần đây, khoa học đã có lý giải cho hành động đó.

Chắc chắn bạn sẽ có một phản ứng đặc biệt khi tiếp xúc với một con chó dễ thương.
Chắc chắn bạn sẽ có một phản ứng đặc biệt khi tiếp xúc với một con chó dễ thương.

Ảnh hưởng của khuôn mặt "baby" đối với người trưởng thành

Cún con và trẻ em không phải là những đối tượng để nói chuyện nghiêm túc. Vậy nên khi gặp chúng, ta thường đổi tông giọng cho cao hơn và nghe có vẻ dễ thương hơn.

Nhìn khuôn mặt này làm sao mà không đổi giọng cho được.
Nhìn khuôn mặt này làm sao mà không đổi giọng cho được.

Một giả thiết đưa ra – được biết đến với tên gọi "sự ảnh hưởng của trẻ nhỏ", cho rằng cách chúng ta phản ứng với khuôn mặt của thú nuôi cũng giống như với trẻ em. Sự dễ thương đó thôi thúc ta chăm sóc và bảo vệ những sinh vật yếu ớt này.

Chúng ta muốn bảo vệ và chăm sóc cho chúng.
Chúng ta muốn bảo vệ và chăm sóc cho chúng.

Giáo sư sinh học Nicolas Mathevon tại ĐH Lyon (Pháp) cho biết: con người nhạy cảm với những tín hiệu đến từ khuôn mặt non nớt, hay nói cách khác, chúng ta rất nhạy cảm với khuôn mặt của trẻ con.

Cách nói kì lạ và sự tiến hóa của nhân loại

Một đội nghiên cứu của ĐH Lyon viết trong tờ Proceedings of the Royal Society B rằng chúng ta chỉ nói chuyện kiểu như thế với cún con, cũng như chúng ta chỉ nói kiểu đó với trẻ con, chứ không phải với người lớn.

Âm thanh mà ta "đổi tông" thường có tần số cao, chậm rãi từng từ một và ngôn từ thì rất đơn giản. Các chuyên gia cho biết tần số âm của chúng ta tăng 21% khi nói chuyện với cún con so với bình thường.

Âm thanh mà ta "đổi tông" thường có tần số cao, chậm rãi từng từ một và ngôn từ thì rất đơn giản.
Âm thanh mà ta "đổi tông" thường có tần số cao, chậm rãi từng từ một và ngôn từ thì rất đơn giản.

Mặc dù khá khó để chứng minh, nhưng kiểu nói chuyện này thể hiện sự tiến hóa của con người trong việc giao tiếp với những đối tượng không biết nói.

Cách nói giả tiếng bi bô của trẻ em có thể thu hút sự chú ý của trẻ, và giúp chúng học ngôn ngữ nhanh hơn.

Cách nói này giúp trẻ học ngôn ngữ nhanh hơn.
Cách nói này giúp trẻ học ngôn ngữ nhanh hơn.

Liệu kiểu nói này có cho kết quả tương tự như ở cún con hay không?

Sau khi so sánh sự khác nhau giữa những phản ứng của trẻ nhỏ, cún con, chó và người trưởng thành đối với cách nói chuyện này, nhóm nghiên cứu chú ý rằng cún con và trẻ nhỏ có sự phản ứng khá tích cực, trong khi chó trưởng thành hầu như không quan tâm lắm. Và đương nhiên nếu làm vậy với người lớn thì người ta sẽ nghĩ bạn... bị điên.

"Chúng tôi nhận thấy rằng, cún con phản ứng tích cực hơn đối với kiểu nói chuyện này trong điều kiện không có một tín hiệu nào khác, kể cả tín hiệu hình ảnh" – giáo sư Mathevon trả lời với BBC.

"Trong khi đó, chó trưởng thành phản ứng không khác mấy với kiểu nói chuyện bình thường".

Cún con còn chịu phản ứng, chứ lũ chó to lớn sẽ kệ bạn nói gì thì nói thôi.
Cún con còn chịu phản ứng, chứ lũ chó to lớn sẽ kệ bạn nói gì thì nói thôi.

Và ngoài lề một tí, có tin buồn cho hội yêu mèo là dù cho bạn có nói kiểu gì với chúng đi nữa, chúng cũng chẳng buồn đoái hoài đâu.

Đối với loài mèo, bạn có nói gì thì nó cũng sẽ mặc kệ bạn thôi.
Đối với loài mèo, bạn có nói gì thì nó cũng sẽ mặc kệ bạn thôi.

Cập nhật: 24/01/2017 Theo Trí Thức Trẻ
  • 3.045