Động vật bạch tạng: Những <i>"bóng ma"</i> trong tự nhiên

  •   3,98
  • 7.306

Cơ thể trắng toát khiến chúng khác hẳn với đồng loại và trở nên nổi bật trong tự nhiên hoang dã. Chúng có thể là công, sóc, lạc đà, gấu túi, hải cẩu, cá sấu...

Một con sóc bạch tạng quý hiếm, tên là Snowy, đang giữ hạt dẻ trong một khu vườn ở Anh.

Onya-Birri 10 tháng tuổi, con gấu túi bạch tạng duy nhất sống trong điều kiện nuôi nhốt, đang được mẹ ôm chặt tại vườn thú San Diego, Mỹ.

Lạc đà bị bạch tạng ở vườn thú Skazka, Ukraine.

Bức ảnh về một con kangaru nhỏ cổ đỏ bị bạch tạng và con của nó tại vườn thú Zlin, Cộng hòa Séc năm 2007. Kangaru nhỏ thường đẻ con lông màu nâu, và việc chú kangaru con này có màu trắng toát giống mẹ là rất hiếm.

Một con cá kình trắng được nhìn thấy ở quần đảo Central Aleutian.

Con công bạch tạng xòe đuôi ở vườn thực vật học ở Colombia, tháng 6/2005.

Ảnh chụp con gorilla bị bạch tạng tháng 9/2003, không lâu sau khi nó chết. Đây là con gorilla bạch tạng duy nhất ở vườn thú Barcelona, Tây Ban Nha.

Con cá sấu bạch tạng tên là Kim cương Trắng trong một hồ bơi tại công viên Safari ở Đức, hôm 2/4 vừa qua.

Con hươu bạch tạng 1 tháng tuổi đang nhảy nhót gần một con hươu đực tại vườn thú Dusit, Bangkok, Thái Lan hôm 29/5/2007.

Một con hải cẩu bạch tạng hiếm hoi trên bãi biển vịnh Stromness ở Nam cực hôm 4/3/2007.

Con kanguru bạch tạng 2 tuổi tên là Mulali, chụp tại vườn thú San Francisco hôm 27/1/1998. Cha của nó có màu nâu bình thường.

Con nhím bạch tạng mới sinh được đưa đến vườn thú Duisburg (Đức) năm 2001.

Con cú sừng lớn bị bạch tạng, là sinh vật duy nhất được biết đến tồn tại, đậu trên một giá đỡ tại khu bảo tồn ở St Louis. 

T. An (theo ABC tổng hợp, VnExpress)
  • 3,98
  • 7.306