Những sinh vật tuyệt đẹp nơi "tận cùng Trái đất"

  •   52
  • 6.216

Những loài sinh vật này cực kỳ yêu thích cái lạnh khắc nghiệt ở những vùng như Nam cực và Bắc cực.

Eusirus holmii
Giáp xác dưới băng: Con tôm này là động vật thuộc loài giáp xác có tên là Eusirus holmii. Nó thường được tìm thấy dưới lớp băng dày hay ở dưới đáy biển sâu.

Cá tuyết: Cá tuyết Bắc cực trú ngụ tại biển Beaufort, phía Bắc Point Barrow của Alaska.
Cá tuyết: Cá tuyết Bắc cực trú ngụ tại biển Beaufort, phía Bắc Point Barrow của Alaska.

Sên không vỏ: Clione là loài sên không vỏ được biết đến như con Bướm của biển, bơi tại vùng nước nông dưới lớp băng của khu vực Alaska.
Sên không vỏ: Clione là loài sên không vỏ được biết đến như con Bướm của biển, bơi tại vùng nước nông dưới lớp băng của khu vực Alaska.

Gấu Bắc Cực: Một con gấu Bắc Cực con đang đi theo mẹ trên lớp băng dày.
Gấu Bắc Cực: Một con gấu Bắc Cực con đang đi theo mẹ trên lớp băng dày.

Cá băng: Cá băng sở hữu một chất chống lạnh trong máu và cơ thể, vì thế mà chúng có thể sống sót giữa môi trường nước lạnh giá của biển Nam Cực.
Cá băng: Cá băng sở hữu một chất chống lạnh trong máu và cơ thể, vì thế mà chúng có thể sống sót giữa môi trường nước lạnh giá của biển Nam Cực.

Cá băng Caml: Cơ thể loài cá băng này chứa chất Glyxerol có tác dụng như một loại chất chống đóng băng tự nhiên giúp chúng sống sót.
Cá băng Caml: Cơ thể loài cá băng này chứa chất Glyxerol có tác dụng như một loại chất chống đóng băng tự nhiên giúp chúng sống sót.

Chim cánh cụt Gentoo: Chim cánh cụt Gentoo cao gần 1m, xếp thứ 3 trong những loài chim cánh cụt to nhất trên thế giới. Chúng xây tổ từ những hòn đá tròn và trơn. Để tìm bạn đời, con đực thường đem tặng con cái món quà là những hòn đá như thế.
Chim cánh cụt Gentoo: Chim cánh cụt Gentoo cao gần 1m, xếp thứ 3 trong những loài chim cánh cụt to nhất trên thế giới. Chúng xây tổ từ những hòn đá tròn và trơn. Để tìm bạn đời, con đực thường đem tặng con cái món quà là những hòn đá như thế.

Cá băng Nam cực: Loài cá băng này không có hồng cầu hay sắc tố máu đỏ. Việc này giúp máu của chúng loãng đi, tiết kiệm năng lượng bình thường cần để tim bơm máu đi khắp cơ thể và thích nghi một cách tuyệt vời với môi trường giá lạnh.
Cá băng Nam cực: Loài cá băng này không có hồng cầu hay sắc tố máu đỏ. Việc này giúp máu của chúng loãng đi, tiết kiệm năng lượng bình thường cần để tim bơm máu đi khắp cơ thể và thích nghi một cách tuyệt vời với môi trường giá lạnh.

Tôm biển Nam cực: Loài tôm biển Nam cực này có tên Euphausia superba, đóng vai trò rất quan trọng trong mạng lưới thức ăn của vùng biển phía Nam.
Tôm biển Nam cực: Loài tôm biển Nam cực này có tên Euphausia superba, đóng vai trò rất quan trọng trong mạng lưới thức ăn của vùng biển phía Nam.

Giáp xác khổng lồ Nam cực: Loài giáp xác này tìm thấy ngoài khơi bán đảo Nam Cực.
Giáp xác khổng lồ Nam cực: Loài giáp xác này tìm thấy ngoài khơi bán đảo Nam Cực.

 

Theo Kien Thuc
  • 52
  • 6.216