Hóa thạch tê giác khổng lồ ở Anatolia

  •  
  • 1.440

Các nhà khoa học Pháp thông báo Anatolia không phải là một vùng đất bị cô lập cách đây 25 triệu năm (suốt thời Oligocene), trái ngược với suy nghĩ trước đây. Anatolia là một bán đảo nằm tại cực tây của châu Á, hiện nay thuộc địa phận châu Á của Thổ Nhĩ Kỳ (96% diện tích đất liền của Thổ Nhĩ Kỳ, còn lại 4% thuộc Thrace).

Có được kết luận này là do kết quả phân tích hóa thạch xương đầu tiên của tê giác rhinocerotoid khám phá vào năm 2002 ở khu mỏ Anatolia trong một chuyến khảo sát cổ sinh học Pháp – Thổ Nhĩ Kỳ. Sự hiện diện của xương này ở Anatolia, cùng với tàn tích quần động vật liên quan, là dấu hiệu di cư động vật giữa châu Âu và châu Á. Kết quả nghiên cứu, đăng tải trên ấn bản tháng 3-2008 trực tuyến của tờ Zoological Journal of the Linnean Societ, đặt lại câu hỏi về sự tách biệt của Anatolia, điều mà cho đến bây giờ được xem là quần đảo.

Đây là lần đầu tiên một đoạn xương hóa thạch của loài rhinocerotoid khổng lồ có niên đại từ thời Oligocene (giai đoạn tương ứng với những hoạt động địa tầng mạnh xung quanh biển Địa Trung Hải) từng được phát hiện ở Anatolia. Được phát hiện vào năm 2002 trong một chuyến đi khảo sát cổ sinh học ở vùng ÇankiriÇorum (trung

Mảnh xương quay của loài baluchithere Paraceratherium, được khám phá vào năm 2002, có niên đại từ thời Oligocene ở trung Anatolia (Thổ Nhĩ Kỳ cách đây 25 triệu năm). Ảnh trái: mặt trước của mẫu. Ảnh giữa: ảnh vẽ của cùng mẫu vật trên. Ảnh phải: so sánh với mẫu vật lớn nhất từng được biết của loài baluchithere (cũng thời Oligocene ở Mông Cổ)

Anatolia, Thổ Nhĩ Kỳ), mảnh xương quay được các nhà khoa học miêu tả là dài 1,2m và có lẽ thuộc về một con đực rất lớn (cao tính đến vai khoảng 5m, thuộc nhóm Paraceratherium genus).

 Loài ăn cỏ này, được gọi là baluchitheres hoặc indricotheres, và được xem là loài động vật có vú lớn nhất từng tồn tại, bằng kích cỡ của con ma-mút lớn nhất (chiều cao tính đến vai là khoảng 5m, cơ thể nặng 15 đến 20 tấn).

Cùng với mẫu Paraceratherium, loài này tồn tại ở Pakistan, Trung Quốc, Mông Cổ và Kazakhstan; dấu vết của bộ gặm nhấm cũng có trong mỏ. Chúng cho phép xác định tuổi thọ của mẫu vào khoảng 25 triệu năm và thể hiện mối quan hệ thân cận với quần thể động vật ở châu Á và/hoặc châu Âu. Sự quan sát này đặc biệt ngạc nhiên ở điểm Anatolia vẫn được xem là một quần đảo vào thời điểm đó, tách biệt với cả châu Âu và châu Á bằng một vùng biển tên là Paratethys, biển Đen, Caspian và Aral ngày nay chỉ là một phần của khối nước trên.

Khám phá này vì vậy chứng minh được sự tồn tại của mối liên hệ mặt đất và mối thân cận của châu Âu (gồm cả Pháp) với châu Á (Trung Quốc, Mông Cổ, Pakistan) vào giai đoạn trên. Vì vậy, trong suốt giai đoạn Oligocene, Anatolia không bị cô lập bởi biển và ít nhất là một eo đất: động vật vì thế có thể băng qua đất liền từ châu Á đại lục sang Anatolia.

Mặt khác, khám phá cũng khẳng định rằng thực sự có sự tách biệt từ châu Phi, vì ngày nay vẫn chưa có loài nào thuộc châu Phi vào thời Oligocene ở Anatolia.

Tuệ Minh (Theo ScienceDaily)
  • 1.440