Hợp chất tự nhiên trong súp lơ xanh có thể chữa chứng rối loạn da di truyền

  •  
  • 847

Hợp chất tự nhiên sulforaphane có nhiều trong súp lơ và các loại cây họ cải khác được biết đến nhờ khả năng ngăn ngừa ung thư. Giờ đây sulforaphane được khám phá thêm một khả năng mới trong điều trị trứng rối loạn da di truyền nghiêm trọng có tên bong biểu bì bọng nước (EBS). Ông Pierre Coulombe và đồng nghiệp trường Đại học y Johns Hopkins tại Baltimore đã báo cáo sự kiện tại đại hội Sinh học tế bào Hoa Kì thường niên lần từ 47.

Bệnh EBS rất hiếm gặp nhưng căn bệnh di truyền nguy hại này thường xuất hiện ở những vùng da bị chấn thương ma sát làm xuất hiện những tổn thương chứa dịch được gọi là bóng nước. Thật không may, các phương pháp chữa trị bệnh rất hạn chế và chỉ có tác dụng giảm đau. Và phải tiến hành nhiều công đoạn trước khi bệnh nhân được xét nghiệm lâm sàng với sulforaphane. Nhưng ông Coulombe nhận thấy chiết xuất từ mầm súp lơ xanh rất giàu sulforaphane an toàn trong điều trị bệnh cho da.

Súp lơ xanh
(Ảnh: Hort.purdue.edu)
Ở các bệnh nhân EBS, lớp trong cùng của biểu bì được tạo thành bởi các tế bào sừng, mỏng manh, dễ vỡ lạ thường. Hầu hết những trường hợp mắc bệnh EBS đều phát sinh do đột biến gen sản sinh protein keratin 5 (K5)keratin 14 (K14). Hai loại protein này cùng polime hoá để tạo thành các sợi trung gian trong bộ xương của tế bào sừng cơ bản. Kể từ khi khám phá EBS là căn bệnh có nguồn gốc từ protein keratin vào năm 1991, hơn 40 chứng rối loạn phụ ảnh hưởng đến nhiều loại mô đã được phát hiện có liên quan đến khuyết điểm của gen mã hoá trong các sợi protein trung gian.

Coulombe cùng đồng nghiệp đã nghiên cứu sulforaphane với vai trò chất hoạt động hoá học có thể kích thích sản xuất các keratin còn thiếu trong tế bào sừng cơ bản. Có 54 loại protein keratin được bảo tồn ở động vật có vú – quá trình tiến hoá đã ưu ái sự tồn tại của chúng. Rất nhiều loại keratin có liên quan chặt chẽ với thứ tự gen và đặc tính của chúng nhờ có sự phân bố của các keratin trong mô biểu bì. Coulombe giải thích rằng điều này gây ra “sự dư thừa chức năng”, có nghĩa là sự thiếu hụt một loại keratin nào đó có thể phần nào được bù lại nhờ các chức năng chồng chéo của một loại keratin họ hàng.

Liệu sự thiếu hụt cục bộ này có thể được coi là liệu pháp cơ bản chữa trị bệnh EBS và các bệnh liên quan? Một bằng chứng trước đó đã cho ông thấy sự thiếu hụt cục bộ đúng là có hiệu quả. Ở những bệnh nhân EBS, vết phồng da có thể lành mà không để lại sẹo. Điều này có liên quan đến việc tiếp nhận protein K16 cùng họ với K15, K17 và K16 cùng họ với K14. Các keratin này trong chuột thí nghiệm chuyển gen thiếu chức năng hỗ trợ cấu trúc cho tế bào sừng của da.

Sulforaphane lần đầu được đồng nghiệp Paul Talalay ở trường Đại học John Hopkins, phát hiện có trong các cây rau họ cải có khả năng chống ung thư. Lần đầu tiên được công bố trên PNAS số ra tháng 8 năm 2007, các nhà nghiên cứu đã khám phá ra các tế bào sừng tiếp xúc với sulforaphane làm tăng quá trình nạp có chọn lọc keratin 16 và 17. Họ cũng nhận thấy phương pháp chữa trị bằng sulforaphane đối với chuột thí nghiệm mắc bệnh EBS thiếu K14 làm giảm đáng kể tổn thương biểu bì trong khi phương pháp này lại vô hiệu đối với chuột thiếu K5.

Trà Mi (Theo Physorg)
  • 847