Internet có bảo tàng vinh danh “công thần”

  •  
  • 693

Gần 30 năm sau ngày ra đời chính thức của internet, tên của một số nhà tiên phong, nhà cải cách và có đóng góp to lớn vừa đang được đưa vào bảo tàng Internet Hall of Fame.

Nhóm được vinh danh bao gồm 33 kỹ sư có ảnh hưởng nhất trên mạng, người truyền bá và các doanh nhân, trong đó có cha đẻ của internet: Robert Kahn và Vinton Cerf, chuyên gia tiêu chuẩn internet Jon Postel, người phát minh ra web Tim Berners-Lee; người tiên phong trong mã hóa internet Phil Zimmerman, và Mitchell Baker của Mozilla. Cựu phó tổng thống Mỹ Al Gore cũng được vinh danh.

Danh sách những người được đưa vào bảo tàng vừa được thông báo hôm 23/4 ở Geneva (Thụy Sĩ) tại hội nghị thường niên của tổ chức Internet Society (ISOC). ISOC là nhà của Đội đặc nhiệm kỹ thuật internet (Internet Engineering Task Force) - cơ quan đề ra các tiêu chuẩn kỹ thuật của net và hoạt động phần lớn là nhờ kinh phí từ tên miền .org.

Vinton Cerf, người đồng thiết kế giao thức TCP/IP, là một trong những cá nhân được đưa vào bảo tàng vinh danh Hall of Fame của ISOC.
Vinton Cerf, người đồng thiết kế giao thức TCP/IP, là một trong những
cá nhân được đưa vào bảo tàng vinh danh Hall of Fame của ISOC.

Nguồn của internet được đặt tại các phòng máy tính thuộc trường đại học và DARPA - cơ quan nghiên cứu vũ khí quân sự của Mỹ, nhưng Geneva là nhà của các giải thưởng. World Wide Web được sinh ra ở Cern, nơi chỉ cách trung tâm hội nghị vài km, và Thụy Sĩ nhiều năm nay đều là trung tâm ngoại giao quốc tế - điều rất quan trọng về mặt biểu tượng cho một tổ chức sinh ra vì một xã hội dân sự, các công trình sư, công ty và chính phủ trong các quyết định ảnh hưởng tới sự tồn tại và hoạt động của internet.

Nhưng khi các nhà tiên phong kỷ niệm thời điểm tạo ra phương tiện liên lạc quan trọng nhất thế giới, họ cũng không quên nói tới những đe dọa ngay trước mắt đối với sự sáng tạo của mình. Năm nay, chính phủ Mỹ thúc đẩy việc thay đổi cấu trúc của internet để bảo vệ mô hình doanh nghiệp của ngành công nghiệp phim ảnh ở nước này, dẫn tới cuộc phản kháng mạnh mẽ của những người ủng hộ internet tự do. Trên khắp hành tinh, các chế độ độc tài và hà khắc đối phó với các bất đồng chính bị bằng cách lập nên bộ lọc, tường lửa và công nghệ theo dõi.

Geneva cũng là nhà của Liên minh viễn thông quốc tế (ITU), tổ chức thuộc Liên hợp quốc có chức năng đề ra quy tắc, tiêu chuẩn của viễn thông quốc tế. Một số thành viên thuộc ITU cũng đang lên tiếng đòi có sự kiểm soát hơn nữa của các chính phủ đối với internet. Động thái này có vẻ xuất phát từ các nước phi dân chủ mà ISOC nhìn nhận là mối đe dọa đối với những nguyên tắc cốt lõi của internet.

Nhưng bất chấp các đám mây đen hiện hữu, các nhà sáng lập và người đóng góp lớn của internet còn nhiều điều để ăn mừng. Khoảng 2 tỷ người trên thế giới đã được kết nối internet, giúp họ liên lạc ở phạm vi địa phương hay toàn cầu mà gần như không tốn chi phí, cũng như được tiếp cận kiến thức, tin tức và các câu chuyện tầm phào tới mức không thể tưởng tượng được cách đây 30 năm.

Tham khảo: Wired

Theo Đất Việt, Wired
  • 693