Khám phá mới về ngôn ngữ bí ẩn của cá voi

  •  
  • 1.280

(Ảnh: J. Calamokidis)Lần đầu tiên các chuyên gia nghiên cứu học viện Hải Dương học Scripps biết tại sao những con cá voi xanh dưới đáy đại dương sâu thẳm phát ra âm thanh như đang hát. Họ đã ghi lại âm thanh này và đưa ra những nhận thức mới về hành vi của loài động vật có kích cỡ của một chiếc phản lực chở hành khách này.

Bằng cách sử dụng những miếng hút vào thân cá voi, các nhà nghiên cứu đã theo dấu chúng và phát hiện ra rằng khi ăn chúng phát ra những tiếng kêu để đồng loại có thể biết chúng đang ở đâu, và mỗi nhóm thực hiện một âm thanh khác nhau.

Những âm thanh này đóng vai trò tương đối quan trọng trong suốt mùa giao phối, khi những con đực phát ra những âm thanh dài với cường độ thấp nhằm cho con cái biết rằng chúng đang ở trạng thái sung sức nhất. Con cái chọn bạn tình dựa vào kích cỡ và có khả năng là âm thanh do con đực phát ra. Những con đực lớn hơn có thể lấy hơi nhiều hơn và khả năng phát ra tín hiệu dài hơn.

Nghiên cứu được đăng trên tập san Marine Ecology Progress Series journal (chuỗi tiến trình sinh thái đại dương) số ngày 25 tháng 1.

Các nhà khoa học chuẩn bị gắn một "B-probe" dữ liệu điện tử vào đầu cá voi xanh
Các nhà khoa học chuẩn bị gắn một "B-probe" dữ liệu điện tử vào đầu cá voi xanh (Ảnh: LiveScience)

Các chuyên gia nghiên cứu Scripps cũng đưa ra một phát hiện liên quan đến những “thổ ngữ” đặc trưng của cá voi ở nhiều khu vực khác nhau trong đại dương. Những khám phá này se có lợi cho việc bảo tồn.

Các nhà khoa học đã dùng những thiết bị ghi âm học để vạch ra chín khu vực sinh sống của cá voi trên trái đất. Họ nhận thấy những con cá voi không được phân bố đều, chẳng hạn nhóm phân bố loại 1 sống trong phạm vi hẹp của đại dương sát bờ biển Bắc Mỹ, trong khi những con thuộc nhóm 4 trải dài một đường lớn ở khu vực Bắc Thái Bình Dương.

Các nhà nghiên cứu dùng những vạch màu quang phổ để phân tích sắc thái tiếng cá voi gọi
Các nhà nghiên cứu dùng những vạch màu quang phổ để phân tích sắc thái tiếng cá voi gọi (Ảnh: LiveScience)

Nghiên cứu đó vừa được đăng trên số gần đây của tập san Quản lý nghiên cứu động vật có vú ở biển.

Các nhà khoa học cho biết việc phát hiện ra “thổ ngữ” có thể giúp bảo tồn cá voi xanh loài đang bị thu hẹp số lượng đáng báo động trước khi hiệp định ngưng săn cá voi được thông qua. Thống kê trước đó ước tính khoảng 2 đến 3 ngàn con còn sống sót, tuy nhiên theo nhà khoa học John Hildebrand của Scripps ngày nay con số đó chưa đến 1000.

Ông cho biết bằng cách lắng nghe những con vật này, chúng ta có thể biết được khu vực chúng sinh sản và quan trọng hơn là kiểm soát cũng như bảo tồn loài động vật này.

Ánh Phượng

Theo Livescience, Sở KH & CN Đồng Nai
  • 1.280