Phát hiện cá bống giúp san hô chống lại tảo độc

  •  
  • 1.479

Sống giữa các nhánh san hô, cá bống Gobiodon histrio sẽ phản ứng với một tín hiệu hóa học được giải phóng từ san hô, khi san hô tiếp xúc với một loại tảo độc màu xanh lá cây rực rỡ và cắn lại những tán lá xâm lấn này.

Khi một sát thủ tảo biển chạm vào một loại san hô có bông, san hô sẽ giải phóng ra một chất hóa học lôi kéo các “cư dân” cá nhỏ bé đến giải cứu.

Không được kiểm soát, tảo biển có thể tàn phá một rạn san hô, nhà sinh thái học biển Mark Hay của viện nghiên cứu Công nghệ Georgia, Altalta nói. Nhưng trong vòng 15 phút tiếp xúc với rong biển độc, san hô Acropora nasuta đã giải phóng ra hợp chất thúc đẩy cá bống tìm ra và cắn lại rong biển, Hay và đồng nghiệp Danielle Dixson báo cáo trên tạp chí Science ngày 9/11.

"Chúng ta đã mất khoảng 80% san hô sống trong vùng biển Caribbean và 50% ở Tây Thái Bình Dương", nhà sinh vật học san hô Nancy Knowlton của Viện Smithsonian ở Washington, DC nói: "Vì vậy, một sự hiểu biết tốt hơn về những gì giữ san hô khỏe mạnh là điều cần thiết".

Trong các rạn san hô, san hô và tảo biển tạo thành các bãi cỏ hoặc các bụi cây bụi cạnh tranh về ánh sáng và không gian.

Khi các rạn san hô suy giảm do ô nhiễm, đánh bắt quá mức, biến đổi khí hậu và những chấn thương khác, các nhà sinh học đã thấy các mảng rong biển chiếm chỗ. Rong biển Lush xâm nhập hoặc đẩy lùi những san hô ấu trùng.

Cá bống Gobiodon histrio
Cá bống Gobiodon histrio

Trong kịch bản này, san hô thu nhỏ lại, cá và các sinh vật rạn khác tìm thấy ít ngóc ngách an toàn và vết nứt để sống trong đó. Rạn san hô sau đó có ít cá ăn tảo hơn, tức là có ít sự bảo về cho san hô hơn. “Thiếu chúng, bạn sẽ có những bãi phủ đầy tảo".

Hay và Dixson nhốt một cá thể A.nasuta, mà nhánh “giống như một sừng hươu” ông nói. Với mỗi san hô các nhà nghiên cứu hoặc dời đi hoặc để lại một mình một số sinh vật ẩn náu trong khe nứt của san hô.

Sau đó, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra các phản ứng với rong biển màu xanh lục Chlorodesmis fastigiata, một trong những kẻ xâm lược rạn san hô gây độc nhất với san hô. "Đó là một thực vật thật xinh đẹp và hung dữ", Hay nói. Nếu không được kiểm soát, những chiếc lá của loài tảo này sẽ bắt đầu giết chết mô của san hô hai ngày sau khi tiếp xúc.

Khi các nhà nghiên cứu gắn chặt sợi rong biển độc để nhử sự chống lại của các san hô, hai loại cá chuồn đã không hề giúp đỡ và bỏ đi sau 48 giờ. Tuy nhiên, hai loài cá bống nhỏ màu sắc sặc sỡ định cư trong các san hô “đã giống như những máy xén hàng rào”, Hay nói.

Cả cá bống Gobiodon histriocá bống Paragobiodon echinocephalus cắn lại rong biển cho đến khi nó không còn chạm vào ngôi nhà san hô của chúng. Việc kích hoạt là một chất được sản sinh bởi chính san hô, các nhà nghiên cứu cho biết.

Những con cá bống bỏ qua các dải băng giống rong biển quệt vào các san hô của chúng, trừ khi dải băng đã được xử lý bằng nước thu bên cạnh san hô mới bị tấn công.

Nhìn chung, san hô có những con cá bống cảnh giác trú ngụ chỉ bị thiệt hại bằng khoảng ¼ bởi rong biển so với các san hô không có cá bống.

Các nhà sinh học đã biết rằng da cá bống Gobiodon histrio tiết ra một số loại độc tố làm những con cá ăn cá bống phải bỏ đi. Thay vì cắn và không nuốt rong biển như những loài cá bống không có độc khác, nó nuốt rong biển. Sau mỗi lần trợ giúp san hô chống lại rong biển, chất độc trên da cá bống Gobiodon histrio đã tăng mạnh làm choáng kẻ săn môi gấp đôi so với bình thường.

Quan hệ đối tác này trước đây bị bỏ qua cho thấy, các nhà sinh học ít biết về lưới thức ăn phức tạp của các rạn san hô như thế nào, nhà sinh thái học biển John Valentine của Dauphin Island Sea Lab ở Alabama nói. Những con cá bống nhắc ông về những con cua nhỏ ẩn náu trong san hô và kẹp vào chân ống của những con sao biển có gai, mà những con sao biển này có thể tàn phá rạn san hô.

Dù chưa rõ các chất hóa học cảnh báo cá bống hoạt động như thế nào, nhưng Hay ghi chú rằng cá bống G.histrio đã nuốt rong biển khi cắn vào nó. “Thông thường chúng ta nghĩ những loài cá lớn kiểm soát tảo vì lợi ích của các san hô” - nhà sinh thái học Douglass McCauley của Đại học Princeton nói. Những con cá bống nhỏ hơn nhiều so với những loài bảo vệ san hô thông thường mà các nhà bảo tồn san hô đã suy nghĩ.

Hay nói: “Rạn san hô cần đa dạng những loài bảo vệ”. “Những loài cá chăn thả cỡ lớn như những con cá mó và cá tầm có những khẩu vị về rong biển khác nhau. Và một loại cá thỏ là một trong số ít các loài, cùng với cá bống sẽ không chỉ bỏ qua các búi tảo có chất hóa học bảo vệ nó”. “Nó dừng lại và lắc mình, giống như quá vui mừng”, Hay nói tiếp. Sau đó con cá thỏ gặm những sát thủ rong biển này.

Phạm Thị Bích Thu (sciencenews)
  • 1.479