Khối lượng dầu đáng kinh ngạc rò rỉ xuống biển

  •  
  • 1.263

Vụ tràn dầu đầy tai tiếng của tàu Exxon Valdez vào năm 1989, khiến 10 triệu gallon (tương đương khoảng 40 triệu lít) dầu thô tràn ra vùng eo biển nguyên sơ Prince William gây nên một trong những thảm hoạ môi trường lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Trong khi những thảm hoạ tràn dầu kiểu này ngày càng được biết đến nhiều hơn thì hậu quả và quy mô của hiện tượng tràn dầu tự nhiên ở đáy đại dương cũng ngày càng tồi tệ. Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng lượng dầu tự nhiên rò rỉ ở Santa Barbara, California tương đương khoảng 8 đến 80 lần lượng dầu tràn khỏi tàu Exxon Valdez trong hàng trăm nghìn năm qua.

Những váng dầu loang khiến một khu vực mặt biển bị che phủ bởi dầu, làm ô nhiễm lớp trầm tích quanh đó. Hàm lượng dầu giảm đi ở những nơi cách xa chỗ rò rỉ.

Trong mấy trăm nghìn năm lại đây, mỗi ngày đều có từ 20 đến 25 tấn dầu rò rỉ từ đáy biển, tại điểm rò rỉ tự nhiên Coal Oil Point (COP) ở Santa Barbara. Dầu tràn từ lỗ rò tự nhiên hay từ hoạt động của con người đều được hình thành từ sự phân rã các tàn tích hoá thạch bị chôn vùi. Qua hàng triệu năm chịu nhiệt và áp suất, chúng cuối cùng bị biến đổi.

Đồng tác giả của nghiên cứu, ông Dave Valentine đến từ Đại học California, Santa Barbara nói “Một trong những vấn đề cùa tự nhiên là: Điều gì đã xảy ra đối với tất thảy lượng dầu này?” “Một lượng lớn dầu rò rỉ nổi lên trên mặt biển. Đó là điều chúng ta tự hỏi từ lâu. Chúng ta đều biết một phần trong số đó sẽ dạt vào bờ dưới dạng những viên nhựa đường, tuy nhiên, chúng không có ở gần bờ. Và sau đó, có những vết dầu loang rất rộng. Bạn có thể nhìn thấy chúng, đôi khi dầu loang xa tới 32 km (tương đương 20 dặm) tính từ khu vực rò rỉ. Vậy điều gì thực sự đã xảy ra?”

Mô hình minh hoạ đường di chuyển của dầu. Dầu trôi khỏi đáy biển, xuyên qua cột nước và nổi lên trên mặt nước; cuối cùng lại rơi trở lại đáy biển. Sau quá trình bào mòn của tự nhiên, lượng dầu còn lại có hình dạng như lông chim và rơi xuống đáy biển; chúng ở lại đó trong những lớp bồi tích. (Ảnh: Jack Cook, Woods Hole Oceanographic Institution)

Dựa vào nghiên cứu trước đó Valentine và cộng sự của ông đi đến giả thuyết cho rằng dầu đã chìm xuống đáy biển bởi vì nó quá nặng. “Hoàn toàn có lý khi cho rằng cuối cùng dầu cũng chìm xuống trong các tầng trầm tích bởi vì nó không hề có mặt trên mặt đất. Nó cũng không hoà tan vào nước biển, vì vậy gần như chắc chắn rằng nó nằm trong các tầng trầm tích” – Valentine nói.

Nhóm nghiên cứu lấy mẫu thử ở các vị trí xung quanh các lỗ rò rỉ để tìm hiểu xem còn lại lượng dầu là bao nhiêu sau các quá trình “phong hoá” như hoà tan vào nước, bốc hơi vào không khí, hay bị phân huỷ bởi vi khuẩn.

Vi khuẩn tiêu thụ phần lớn, nhưng không phải tất cả các hợp chất chứa trong dầu. Bước tiếp theo của nghiên cứu chỉ là tính toán ra lý do tại sao lại thế.

“Thiên nhiên đã làm được một việc diệu kì về dầu mỏ. Tuy nhiên, vấn đề là vì đâu mà vi khuẩn ngừng ăn, để lại một lượng nhỏ hợp chất trong trầm tích,” đồng tác giả nghiên cứu, nhà hoá học hàng hải ông Christ Reddy, cùng Woods Hole Oceanographic Institution ở Falmouth, Mass cho biết “Lý do của nó vẫn là một điều bí ẩn, tuy vậy, chúng tôi đang đến gần với câu trả lời.”

Sự ủng hộ của Phòng năng lượng, Quỹ khoa học tự nhiên và Viện Seaver đối với nghiên cứu này được đăng chi tiết trên ấn phẩm “Công nghệ và Khoa học môi trường”.

G2V Star (Theo LiveScience)
  • 1.263