Các học thuyết khắc họa nỗi lo về người ngoài hành tinh

  •   4,73
  • 6.574

Bạn có biết vì sao các nhà khoa học từ xưa tới nay luôn dồn hết tâm huyết và công sức với mong muốn tìm ra sự sống ngoài hành tinh không?

Đó là để tìm lời giải đáp cho nỗi lo liệu một ngày kia, loài người có diệt vong do sự xâm lăng của các thế lực ngoài Trái đất. Tuy nhiên, sau cả trăm năm không ngừng tìm kiếm, chúng ta vẫn không tìm được điều mà mình hằng mong muốn…

Từ nghịch lý Fermi…

Vũ trụ hình thành từ cách đây hàng tỉ năm và Trái đất là một hành tinh nhỏ trong đó. Đây là lý do khiến phần lớn chúng ta đều tin vào sự tồn tại của người ngoài hành tinh hay các thế lực từ bên ngoài vũ trụ.

Các học thuyết khắc họa nỗi lo về người ngoài hành tinh
Vũ trụ bao la rộng lớn liệu có tồn tại những Trái đất khác?

Với niềm tin ấy, loài người đã dồn bao tâm huyết trong hàng trăm năm với mong muốn tìm kiếm một dấu hiệu của người ngoài Trái đất.

Tuy nhiên, một nhà khoa học người Ý - Enrico Fermi đã chứng minh sự mù quáng trong nhận thức của nhân loại với nghịch lý mang tên mình.

Các học thuyết khắc họa nỗi lo về người ngoài hành tinh
Loài người chưa bao giờ từ bỏ mơ ước vươn tới những ngôi sao để tìm kiếm những nền văn minh khác...

Ông chỉ ra mâu thuẫn lớn giữa những ước tính về khả năng tồn tại của các nền văn minh ngoài Trái đất, cùng với đó là sự thiếu hụt bằng chứng, hay sự liên hệ với những nền văn minh đó. Từ đây, nhiều người thắc mắc rằng, tại sao chúng ta mãi vẫn chưa tìm ra một bằng chứng khoa học chứng minh sự tồn tại của những thế lực ngoài vũ trụ.

Các học thuyết khắc họa nỗi lo về người ngoài hành tinh
...nhưng những tín hiệu mà chúng ta phát đi vẫn không một lời hồi đáp.

Cụ thể, nếu Trái đất là một hành tinh điển hình và phổ biến trong vũ trụ, sự sống ngoài Trái đất phải tồn tại. Vậy tại sao, tàu vũ trụ hay vệ tinh của chúng ta không phát hiện được điều gì?

Mặt khác, nếu các nền văn minh khác ngoài Trái đất phát triển, tiên tiến hơn, tại sao chúng ta cũng không phát hiện được những tín hiệu radio của họ?

… tới thuyết Trái đất hiếm và Bộ lọc vĩ đại…

Đã có nhiều nỗ lực để giải quyết Nghịch lý Fermi, trong đó thuyết phục và nổi tiếng hơn cả là thuyết Trái đất hiếm và thuyết Bộ lọc vĩ đại.

Các học thuyết khắc họa nỗi lo về người ngoài hành tinh
Liệu Trái đất có phải là hành tinh duy nhất trong vũ trụ có sự sống?

Thuyết Trái đất hiếm được trình bày lần đầu tiên bởi nhà địa chất học Peter Ward và nhà sinh vật học Donald E. Brownlee.

Hai chuyên gia này cho rằng, để xuất hiện sự sống đa bào phức tạp như Trái đất hiện nay cần một sự kết hợp gần như không thể của các điều kiện thiên văn, địa chất và hoàn cảnh.

Các học thuyết khắc họa nỗi lo về người ngoài hành tinh
Người ngoài hành tinh có lẽ cũng chỉ có thể xuất hiện trong phim viễn tưởng mà thôi!

Thuyết này khẳng định, chúng ta là những sinh vật cực kỳ đặc biệt và độc nhất. Những gì ta thấy trên Trái đất trong hệ Mặt trời và trong Dải Ngân Hà là sự hội tụ đặc biệt của các yếu tố khác thường và ngẫu nhiên, tạo nên những sự sống phức tạp đúng như nó cần hình thành.

Nói cách khác, Trái đất thuộc dạng hành tinh “hiếm có khó tìm” trong vũ trụ. Vì vậy, việc không tìm thấy dấu hiệu của người ngoài hành tinh là dễ hiểu và thậm chí, không hề có người ngoài hành tinh ngoài Trái đất.

Các học thuyết khắc họa nỗi lo về người ngoài hành tinh
Sẽ rất khó để tìm một hành tinh thứ hai có cùng những điều kiện tốt cho sự sống như Trái đất.

Trong khi đó, thuyết Bộ lọc vĩ đại được khởi xướng từ năm 1998 bởi Robin Hanson cho rằng, tất cả các nền văn minh tiên tiến tự triệt tiêu trước khi có đủ năng lực xâm chiếm không gian bởi quá trình chọn lọc không thể đảo ngược.

Vì vậy, các nền văn minh ngoài Trái đất khác nếu có tồn tại cũng đã hoặc sắp tự hủy diệt trước khi được chúng ta tìm ra.

Các học thuyết khắc họa nỗi lo về người ngoài hành tinh
Mọi nền văn minh ngoài Trái đất có thể đã từng tồn tại trước khi tự bị hủy diệt.

Cũng theo ông, con người có thể đã vượt qua bộ lọc này trong quá khứ, hoặc cũng có thể sẽ phải đối mặt với chúng ở tương lai.

Các học thuyết khắc họa nỗi lo về người ngoài hành tinh
Và phải chăng Trái đất là hành tinh duy nhất đã sống sót qua kiếp nạn ấy?

Do đó, con người có thể chưa thoát được “Ngày Tận thế” không xác định và để vượt qua nó, chỉ có cách tìm kiếm và kiểm soát tất cả những nguyên nhân có thể dẫn tới sự hủy diệt của Trái đất như va chạm thiên thạch, thảm họa tự nhiên, chiến tranh hạt nhân... mà thôi.

Theo Mask, UniverseToday, Io9, Wikipedia
  • 4,73
  • 6.574