Phát hiện hoá thạch “cụ tổ” loài ruồi

  •  
  • 1.807

Tạp chí Cretaceous Research số mới nhất đưa tin, các nhà khoa học đã tìm thấy hóa thạch một loài ruồi cổ đại trên 100 triệu năm tuổi còn khá hoàn chỉnh và rất đẹp trong một khối hổ phách.

Điểm độc đáo của loại ruồi này so với các “hậu duệ” sau này của nó là một chiếc sừng nhỏ mọc trên đầu. Các nhà khoa học cho rằng, rất có thể chiếc sừng nhỏ đó chính là con mắt thứ ba, mọc cao trên đầu.

Chức năng của con mắt này được xác định là giúp loài ruồi cổ đại này phát hiện những kẻ thù nguy hiểm dễ dàng hơn. 

Hoá thạch loài ruồi sừng cổ đại được phát hiện tại Myanmar.

Ngoài ra, “cụ tổ” ruồi khác với con cháu ngày nay ở chỗ, chân dài và to hơn nên giúp nó có thể đậu chắc hơn trên bề mặt các vật.

Mặt khác, hình dáng của loài ruồi cổ đại này trông giống cơ thể của loài muỗi ngày nay. Hàm của loài ruổi cổ đại này khá nhỏ, rất thuận tiện cho việc hút chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể.

Các nhà khoa học cho rằng, cấu tạo cơ thể loài ruồi một sừng này là một bước tiến hóa quan trọng trong tự nhiên nhằm phù hợp với những biến đổi của môi trường trong hơn 100 triệu năm qua. 

Hơn nữa, cũng chính những đặc điểm khác biệt đó là nguyên nhân dẫn đến sự biến mất của loài ruồi một sừng bởi cấu tạo “chuyên nghiệp hóa” quá mức của nó không còn phù hợp trong thời kì đá phấn trắng với sự xuất hiện của hàng loạt các loài sinh vật mới. 

Ruồi sừng cổ đại có hình dáng giống loài muỗi ngày nay

Được biết, hóa thạch ruồi cổ một sừng trong khối hổ phách được tìm thấy ở Myanmar và được bảo tồn khá nguyên vẹn.

Hổ phách là một môi trường lưu giữ hóa thạch tốt nhất, nguyên vẹn nhất và sinh động nhất từ trước tới nay – một nhà khoa học chia sẻ.

Theo Tân Hoa Xã, CRI, Cretaceous Research, VTC
  • 1.807