10 loài sinh vật mới tiêu biểu trên thế giới

  •  
  • 667

Viện nghiên cứu động thực vật quốc tế (International Institute for Species Exploration) tại đại học bang Arizona phối hợp cùng ủy ban các nhà khoa học phân loại quốc tế đã công bố danh sách 10 loài mới phát hiện trong năm 2007.

-- Hình ảnh 10 loài sinh vật mới phát hiện năm 2007 --

Trong danh sách có loài cá đuối diêm dúa với cái tên Electrolux, một con khủng long mỏ vịt 75 triệu năm tuổi, một loài động vật nhiều chân màu hồng gây sửng sốt, một loài ếch quý hiếm, một trong những loài rắn độc nhất trên thế giới, một loài dơi ăn trái cây, một loài nấm, một loài sứa mang tên con mồi của nó, loài bọ cánh cứng tê giác “Dim” và loài thực vật có tên “Michelin Man”.

Các phân loại gia cũng đưa ra bản báo cáo các loài quan sát được (SOS) dựa trên kiến thức của con người về các loài trên trái đất. Trong đó, họ công bố có 16.969 loài mới được tìm thấy và được mô tả vào năm 2006. Báo cáo SOS do Viện nghiên cứu động thực vật quốc tế của đại học bang Arizona phối hợp cùng Ủy ban danh pháp động vật học quốc tế, Cơ quan danh mục tên các loài thực vật quốc tế và Thompson Scientic – nhà xuất bản các hồ sơ về động vật học – soạn thảo.

Trong danh sách có loài cá đuối Electrolux addisoni với cái tên mô phỏng âm thanh tạo ra khi nó ăn, thu được trong cuốn băng ghi cảnh cho một con cá đuối ở bờ biển phía đông nam châu Phi ăn. Âm thanh đó “có thể ngang ngửa với âm thanh của máy hút bụi”.

Nằm trong danh sách 10 loài được bầu chọn là loài cá đuối duyên dáng Electrolux addisoni với cái tên mô phỏng âm thanh tạo ra khi nó ăn. (Ảnh: ASU)


Ngoài ra còn có loài khủng long mỏ vịt 75 triệu năm tuổi Gryposaurus monumentensis được phát hiện tại miền nam bang Utah bởi một nhóm nhà khoa học thuộc bảo tàng Alf – bảo tàng cổ sinh vật học tại một khuôn viên trường cấp ba ở California.

Trong vương quốc của thực vật cũng có đại diện Michelin Man™ với tên khoa học là Tecticornia bibenda – một loài thực vật chứa nước ở miền tây Australia có dáng dấp giống với anh chàng người lốp xe Michelin® tire man của hãng Michelin.

Trong danh mục mô phỏng nghệ thuật có loài bọ cánh cứng tê giác Dim với tên khoa học Megaceras briansaltini. Theo các tác giả, loài bọ này trông giống nhân vật Dim trong bộ phim hoạt hình “A Bug’s Life” của hãng Disney.

Giáo sư Quentin Wheeler – nhà côn trùng học đồng thời là giám đốc Viện nghiên cứu động thực vật quốc tế tại đại học bang Arizona – cho biết: “Ủy ban các phân loại gia quốc tế đã lựa chọn ra 10 loài đứng đầu này từ hàng nghìn loài phát hiện vào năm 2007 nhằm hướng mối quan tâm đến đa dạng sinh thái, lĩnh vực phân loại cũng như tầm quan trọng của bảo tàng lịch sử tự nhiên cùng với các vườn thực vật”.

“Chúng ta đang sống trong một thời đại có nhiều điều thú vị. Thế hệ công nghệ mới phát triển trực tuyến giúp thúc đẩy nhanh chóng quá trình khám phá và mô tả các loài. Phần lớn chúng ta không nhận ra vốn kiến thức thiếu thốn về các loài trên trái đất của mình hay không quan tâm đến quá trình nhanh chóng và ổn định mà các nhà phân loại đang khám phá đa dạng sinh học. Ví dụ như năm 2006, trung bình mỗi ngày có 50 loài mới được phát hiện và đặt tên”.

“Bao quanh chúng ta là một tính đa dạng khổng lồ của các loài mà chúng ta vẫn thường lầm tưởng về nó. Việc lập biểu đồ về các loài trên thế giới cùng với những đặc tính đặc trưng của chúng là phần thiết yếu nhằm tìm hiểu lịch sử của sự sống đồng thời là mối quan tâm đặc biệt của chúng ta trong điều kiện chúng ta đang đối mặt với một hành tinh không ngừng thay đổi nhanh chóng”.

Bản báo cáo nói trên ra đời đúng vào dịp kỉ niệm ngày sinh của Carolus Linnaeus người khởi xướng hệ thống đặt tên và phân loại động thực vật hiện đại. Dịp kỉ niệm ngày sinh lần thứ 300 của ông vào 23 tháng 5 được tổ chức trên toàn thế giới vào năm 2007. Sự kiện năm nay đánh dấu 250 năm kể từ khi hệ thống đặt tên cho động vật ra đời.

Đa phần trong số 16.969 loài được đặt tên vào năm 2006 đều là động vật không xương sống và thực vật có mạch, theo báo cáo SOS, điều này phù hợp với những năm gần đây và phần nào phản ánh đúng “những điều chúng ta chưa biết về rất nhiều phân loại đa dạng loài cư trú trên hành tinh của chúng ta”.

Có khoảng 1,8 triệu loài được đặt tên kể từ khi Linnaeus thiết lập hệ thống hiện đại nhằm đặt tên cho động thực vật vào thế kỉ 18. Các nhà khoa học ước tính có khoảng 2 triệu đến 100 triệu loài trên trái đất mặc dù đa số đưa ra con số là gần 10 triệu loài.

Theo tác giả của báo cáo SOS: “Có rất nhiều lý do khiến các nhà khoa học phải khám phá các loài trên trái đất: để tìm hiểu và ghi lại tư liệu kết quả của lịch sử tiến hóa, để hiểu được các loài tạo nên hệ sinh thái mà từ đó gây dựng nên sự sống trên hành tinh chúng ta, để hình thành kiến thức ranh giới về các loài trên hành tinh cũng như sự phân bố của chúng nhằm phát hiện các loài có hại cũng như các loài gây bệnh phát sinh, cuối cùng là để thông báo và thiết lập hoạt động bảo tồn sinh học cũng như quản lý tài nguyên."

“Có lẽ điều hấp dẫn nhất chính là sự tò mò về đa dạng của sự sống tương tự với công cuộc nghiên cứu của chúng ta nhằm lập bản đồ của các vì sao trong dải Ngân hà cũng như hành trình trên thềm đại dương”.

Báo cáo SOS sẽ được Viện nghiên cứu động thực vật quốc tế tại đại học bang Arizona đăng tải hàng năm vào ngày 23 tháng 5 cùng với danh sách 10 loài mới tiêu biểu từ năm trước.

Một nhân tố nữa trong chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng của viện nghiên cứu là cuốn băng video hài hước về đa dạng sinh thái có tiêu đề “Planet Bob” được giới thiệu trên YouTube vào tháng 10 năm ngoái. Cuốn băng được sản xuất với Media Alchemy of Seattle kết hợp hành động thực, kỹ xảo sản xuất phim hoạt họa đỉnh cao cùng với tài năng truyền hình Hugh Downs và những người khác.

Wheeler đồng thời là phó chủ tịch đại học bang Arizona và chủ nghiệm khoa trường Khoa học và nghệ thuật xã hội nhân văn cho biết: “Trang web www.PlanetBob.asu.edu và cuốn băng “Planet Bob” là những con đường mới mẻ nhằm thể hiện nguyên tắc phân loại và đa dạng sinh thái dựa trên sự kết hợp sáng tạo giữa học thuật và công nghệ phổ biến”. Viện nghiên cứu động thực vật quốc tế được thiết lập nhằm tiến bộ trong lĩnh vực phân loại nổi trội kết hợp với việc dẫn đầu bộ sưu tập lịch sử tự nhiên, tạo ra nhiều công nghệ máy tính mới, giáo dục và tạo nguồn cảm hứng cho các thế hệ sau nối tiếp công cuộc tìm hiểu muôn loài. 

Trà Mi (Theo Physorg)
  • 667