Cá nhám voi

  •  
  • 1.386

Rhincodon typus (Smith, 1829)
Rhincodon typicus Jordan et Fowler, 1903
Họ: Cá nhám Rhincodontidae
Bộ: Cá nhám chuột Lamniformes

Cá nhám voi (Whale Shark) thân hình rất lớn, có thể dài tới 20 m, nặng 14 tấn. Bên thân có 2 gờ khe chạy dọc từ khe mang tới bắp đuôi. Da màu xám hoặc xám hồng, có nhiều vân và nhiều vết màu trắ`ng đục. Răng rất nhỏ mọc thành đai răng rộng trên hai hàm. Lược mang dài mảnh và rất dày.

Sinh học:

Thức ăn của cá là các loài động vật nổi và cá nhỏ được gữi lại trong quá trình lọc dòng nước từ miệng qua mang. Cá thụ tinh trong nhưng đẻ trứng. Mẫu cá bắt được trong tháng 5 có chiều dài thân 6, 85 m mang buồng trứng nặng 0, 50 kg, có khoảng 4200 trứng non, đường kính 1, 4 - 6, 5 mm. Người ta đã lấy được một trứng ở vinh Mêhicô ở độ sâu 56 m, cách bờ 130 hải lý, trứng dài 670 mm, đường kính 400 mm có bào thai nằm cuộn bên trong lớp vỏ sừng bao bọc (Rass, 1971).

Nơi sống và sinh thái:

Cá nhám voi là loại cá nổi đại dương, thường đi theo đàn, bơi lội chậm, đôi khi đi lẻ vào vùng gần bờ để kiếm ăn hoặc bị sóng đảy dạt vào mắc cạn trên bãi cát.

Whale Shark (Rhincodon typus)
(Ảnh: Enature.com)

Phân bố:

Việt Nam: Hải Phòng (Đồ Sơn, Nam Hà (Văn Lý), Khánh Hòa, Bình Thuận, Vũng Tàu.

Thế giới: Ấn Độ Dương, và các vùng biển nhiệt đới Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Vùng phân bố tận cùng phía bắc tới vĩ độ 420 (gần Niu Yooc, về phía Nam tới vĩ độ 33055 (Nam Phi).

Giá trị sử dụng:

Cá nhám voi là loài cá lớn nhất trong số cá hiện sống, cũng là loài duy nhất trong họ: Rhincodontidae. Do cá có kich thước lớn, hiền và di động chậm chạp nên chúng là đối tượng săn bắt của nghề cá biển.

Tình trạng:

Trên thế giới mới chỉ biết khoảng 100 con được nghiên cứu. Ở biển Việt Nam có gặp một vài lần, chưa có nhiều dẫn liệu nghiên cứu, có thể xếp Cá nhám voi thuộc vào nguồn gen qúy hiếm cần được bảo vệ. Mức đe dọa: Bậc R.

Theo Sinh vật rừng Việt Nam
  • 1.386