Lời giải thích về sự giao phối bừa bãi của chồn cái

  •  
  • 5.361

Theo nghiên cứu gần đây, chồn cái đỏ đôi khi có thể giao phối với 14 con chồn đực trong 1 ngày. Theo nghiên cứu trong “Thông điệp sinh vật học” của Báo xã hội thượng lưu gần đây, lý do đơn giản là: chồn đực đỏ luôn luôn sẵn sàng giao phối.

Trước đây, việc chi phối chồn cái giao phối bừa bãi trong 1 ngày mỗi năm được cho là do gen di truyền. Nhưng thực tế, gen không tác động gì đến điều đó. Những con chồn cái dễ dãi sẽ không từ chối khi có cơ hội.


Chồn cái đỏ có thể giao phối với 14 con đực mỗi ngày. (Ảnh Discovery)

Theo Eryn McFarlane - nhà nghiên cứu của Đại học Guelph, “Cách cư xử của chồn cái là do không chống lại được những ảnh hưởng của cơ hội. Điều này cũng dẫm đến nhiều vấn đề. Có nhiều bạn tình cũng có nghĩa khả năng giao phối cao; do vậy, làm tăng khả năng lây truyền các căn bệnh khi giao phối. Sự bừa bãi trong giao phối cũng kích thích chồn đực tự ép mình giao phối”.

Cách tốt nhất là gen phải nắm giữ vai trò điều chỉnh các cá thể. Thậm chí loài người cũng cho rằng gen giúp điều chỉnh lượng hoócmon và các nhân tố hóa sinh khác nhằm chi phối sự kích thích tình dục ở con người. Theo McFarlane và các đồng nghiệp, ngoài việc tiết chế sự kích thích giao phối thì chồn cái không còn lựa chọn khác để từ chối những con chồn đực khác. McFarlane cho biết “chúng tôi nhận thấy càng nhiều chồn đực muốn giao phối thì chồn cái càng giao phối nhiều hơn. Không có sự liên kết chặt chẽ nào giữa cách cư xử của chồn cái và gen. Do vậy, dù có giao phối với nhiều chồn đực nhưng mức độ giao phối bừa bãi của chồn cái vẫn không giảm

McFarlane và Andrew McAdam - giáo sư sinh vật học của trường Đại học Guelph đã phân tích các dữ liệu thu thập từ 180 cuộc giao phối của 85 chồn cái. Sau đó, hai nhà nghiên cứu Jeff Lane và Ryan Taylor đã tập hợp các dữ liệu đó cho dự án nghiên cứu chồn đỏ Kluane và dành thời gian dài ở Yukon để nghiên cứu tầm quan trọng của nguồn thức ăn đối với sinh thái học và đến sự phát triển của chồn đỏ. Theo đó, dự án đã theo dõi cách cư xử và quá trình sinh sản của khoảng 7000 con chồn. Họ quan sát chúng trong vài ngày trước khi chồn cái “động đực”, rời tổ và đi tìm con đực. Khi đó chồn cái sẽ chạy vòng quanh để cám dỗ các con chồn đực và giao phối với 1 đến 14 con chồn đực ở bất kì đâu.

Họ cũng nhận thấy sự giao phối bừa bãi ở con cái là không phải là do di truyền từ mẹ hay tổ tiên của chúng. McAdam khẳng định “Một con chồn cái chỉ giao phối với một con chồn đực cũng có thể sinh ra một con chồn cái giao phối với nhiều con chồn đực. Thực tế thì các loài vật không thường xuyên thích ứng tốt với môi trường và đôi khi chúng tự làm giảm sự sống của mình do chúng không thể tìm ra cách lựa chọn tốt hơn”.

Đào Bích Ngọc (Theo Discovery)
  • 5.361