Biện pháp hiệu quả ứng phó dịch lở mồm long móng

  •   52
  • 1.149

Bệnh lở mồm long móng ở gia súc do virus gây ra nên thường lây lan nhanh và rộng. Hiện nay bệnh chưa có thuốc đặc trị nên người chăn nuôi cần chú ý tới việc phòng bệnh để bảo vệ đàn gia súc của mình.

Bệnh lở mồm long móng ở gia súc

Bệnh lở mồm long móng là một loại bệnh bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm do virus gây ra trên động vật móng guốc chẵn như lợn, bò, trâu, hươu, dê... Bệnh này rất nguy hiểm vì bệnh lây lan rất nhanh qua nhiều con đường khác nhau như tiếp xúc trực tiếp giữa động vật với nhau, truyền qua không khí... Chính vì vậy mà Tổ chức Y tế Thế giới xếp bệnh lở mồm long móng đứng đầu các bệnh truyền nhiễm của động vật.

Bệnh lở mồm long móng ở gia súc

Đặc điểm bệnh lở mồm long móng

Do siêu vi trùng gây bệnh ở trâu bò, heo, dê, cừu... làm thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi và ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản thực phẩm.

Bệnh lây lan trong đàn gia súc rất nhanh do:

  • Tiếp xúc trực tiếp với gia súc bệnh
  • Gián tiếp qua chất thải; không khí; sản phẩm thịt, xương , sừng, móng, sữa nhiểm bệnh hoặc qua việc vận chuyển, mua bán giết mổ gia súc bệnh,...

Triệu chứng

  • Gia súc bệnh sốt cao trên 40oC, bỏ ăn.
  • Nổi mụn nước ở vành móng chân, kẽ móng, lưỡi, quanh miệng, mũi, núm vú,...
  • Sau đó mụn nước vỡ ra viêm loét gây sứt móng làm thú đi đứng khó khăn

Bệnh làm chết thú non, gây sẩy thai đối với thú có mang và làm giảm khả năng sản xuất thịt, sữa.

Không có thuốc điều trị đặc hiệu, các biện pháp chữa trị khác chỉ ngăn ngừa phụ nhiễm.

Biện pháp phòng trừ và chống bệnh lở mồm long móng

Sau khi dịch lở mồm long móng xuất hiện, mọi người thường dự phòng bằng cách tiêu hủy số lượng lớn gia súc. Một nghiên cứu mới nhất của Anh cho thấy, trên thực tế, các con vật nuôi từ khi biểu hiện các triệu chứng của dịch cho tới khi bắt đầu lây bệnh là cả một khoảng thời gian.

Tiêm vaccine thú ý phòng chống dịch lở mồm long móng
Tiêm vaccine thú ý phòng chống dịch lở mồm long móng. (Ảnh minh họa)

Nếu trong khoảng thời gian này, những con vật bị bệnh được phát hiện, có thể tránh được tình trạng tiêu hủy những con vật khỏe mạnh khác nhằm giảm thiểu tổn thất kinh tế.

Báo cáo của Viện thú y Anh đăng trên tạp chí Khoa học của Mỹ số ra mới nhất cho thấy, các chuyên gia đã tiến hành một thí nghiệm về cơ chế lây truyền bệnh lở mồm long móng, theo đó cho tám con bò tiếp xúc với virus lở mồm long móng và ghi chép lại quá trình lây truyền của virus này.

Toàn bộ quá trình thí nghiệm được giám sát hết sức chặt chẽ. Kết quả cho thấy, không phải cứ đàn bò nào có một con bị nhiễm bệnh lở mồm long móng là toàn bộ cả đàn đều có vấn đề. Mỗi con bò từ khi xuất hiện các triệu chứng nhiễm bệnh lở mồm long móng đến khi bắt đầu có dấu hiệu truyền nhiễm là cả một khoảng thời gian, bình quân khoảng 0,5 ngày.

Chuyên gia Brian Charleston, phụ trách nhóm nghiên cứu cho biết, đây là lần đầu tiên họ tiến hành nghiên cứu quan sát quá trình truyền nhiễm của virus lở mồm long móng một cách tỉ mỉ như vậy. Kết quả cho thấy nếu trong thời gian con bò bị bệnh xuất hiện triệu chứng mà khả năng lây truyền chưa đủ mạnh thì chúng ta nên tiêu hủy nhằm tránh tình trạng sử dụng cách thức tiêu hủy toàn bộ gia súc gồm cả những con chưa bị nhiễm bệnh để giảm thiểu thiệt hại kinh tế.

Dịch lở mồm long móng rất ít khi lan truyền sang con người, song nếu như tiếp xúc quá nhiều với các con vật bị bệnh thì con người cũng có thể bị nhiễm bệnh.

Trong chăn nuôi gia súc

  • Chăn nuôi gia súc phải đăng ký chính quyền địa phương, theo quy hoạch và không gây ô nhiểm môi trường.
  • Tiêm phòng trên bò, heo, dê, cừu; thú mang thai trước khi sanh 4 tuần để thú con có khả năng chống lại bệnh.
  • Gia súc mua về phải có giấy CN kiểm dịch động vật từ nơi không có dịch. Khi xuất bán gia súc phải khai báo kiểm dịch với cơ quan thú y.
  • Hạn chế cho khách tham quan, thương lái mua gia súc vào chuồng.
  • Khử trùng chuồng trại thường xuyên bằng vôi, B.K.A. Virkon S, Benkocid,...
  • Khi phát hiện gia súc bệnh phải cách ly, báo ngay chính quyền hoặc Trạm Thú y địa phương và chấp hành xử lý theo quy định. Nghiêm cấm bán chạy hoặc vứt xác thú bệnh ra môi trường. Mọi trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Trong kinh doanh, giết mổ gia súc

  • Gia súc phải vận chuyển bằng phương tiện chuyên dùng, không để rơi vãi chất thải, có giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, trình phúc kiểm tại Trạm KDĐV đầu mối giao thông và đi đến nơi đã quy định.
  • Chỉ được phép giết mổ gia súc tại các lò mổ hợp pháp
  • Thịt gia súc phải qua kiểm dịch và được bày bán tại nơi hợp vệ sinh có sự kiểm soát của cơ quan thú y
  • Mọi trường hợp vi phạm sẽ xử lý theo quy định của pháp luật.

Người tiêu dùng

  • Chỉ mua thịt trâu, bò, heo, dê, cừu có dấu kiểm soát giết mổ và được bảo quản hợp vệ sinh.
  • Không mua thịt gia súc giết mổ trái phép hoặc thịt gia súc bán ở lề đường, chợ tự phát.
  • Báo cho cơ quan chức năng khi phát hiện có gia súc bệnh, nơi giết mổ gia súc trái phép hoặc kinh doanh thịt gia súc không đúng quy đinh.
Cập nhật: 18/05/2016 Tổng hợp
  • 52
  • 1.149