Khủng long ăn thịt là loài săn đêm

  •  
  • 1.799

Bằng chứng đầu tiên ở mắt khủng long trên hoá thạch cho thấy, khủng long ăn thịt không ngủ vào ban đêm mà thức để săn mồi.

Nhà nghiên cứu Lars Schmitz ở ĐH California và đồng nghiệp đã xem xét mắt của những con khủng long hóa thạch. Họ nghiên cứu độ rộng của hốc mắt, kích thước của màng cứng, vòng xương bao quanh mống mắt ở chim, bò sát và khủng long (con người và những động vật có vú khác không có xương này) rồi so sánh với động vật có xương sống gồm chim, bò sát và động vật có vú.

Động vật hoạt động về đêm cần thu lượng ánh sáng tối đa, nên chúng mở mắt to hết sức có thể. Động vật hoạt động ban ngày có nhiều ánh sáng để nhìn, mắt chúng không mở to hết cỡ để giảm năng lượng phải sử dụng, khiến đồng tử bị siết lại để giảm lượng ánh sáng đi vào, và cũng giúp chúng nhìn rõ và tập trung vào hình ảnh theo chiều sâu.

Ngược lại, những động vật khác hoạt động nhiều vào thời gian sáng sớm và chiều tối hoặc không đều đặn trong ngày gồm động vật ăn cỏ, một số loài chim, con tatu nhiều lông, trăn lớn Nam Mỹ và chó. Mắt của chúng cần phải nhìn cả chiều rộng lẫn chiều sâu, nên phần màng cứng có kích thước trung bình.


Hóa thạch của khủng long ăn cỏ, loài hoạt động cả ngày lẫn đêm. (Ảnh: Livescience)

Trong các mẫu hóa thạch khủng long, các nhà nghiên cứu xem xét tỷ lệ một số đặc điểm của mắt để xác định tập tính của loài. Họ nhìn vào độ mở của màng cứng, đồng tử và hốc mắt để xác định đường kính của mắt, cũng như đường kính của bờ ngoài màng cứng để tìm ra chiều dài của mắt.

Giống các loài có cánh hiện đại như rơi và chim, phần lớn khủng long bay, bao gồm ba loài thằn lằn bay và bốn loài khủng long chim, thức suốt ngày. Tuy nhiên, năm loài khủng long bay có tập tính hoạt động về đêm hoặc thay đổi thói quen định kỳ, trong đó có hai loài có thói quen giống một số loài chim đêm ngày nay.

Hầu hết khủng long ăn cỏ thay đổi thời gian hoạt động định kỳ. Đối với động vật ăn cỏ, như voi và khủng long ăn cỏ Protoceratops andrewsi, kích thước mắt cho thấy chúng dành nhiều thời gian ăn uống và hoạt động. Những động vật lớn cũng dễ bị nóng quá mức, nên chúng thường tránh hoạt động nhiều vào ban ngày để tránh nhiệt độ mặt trời bằng cách chuyển sang hoạt động về đêm.

Động vật ăn thịt, trong đó có khủng long và các loài ngày nay, có ưu thế khi săn mồi về đêm. Và tất cả khủng long ăn thịt được các nhà khoa học nghiên cứu đều là loài săn đêm hoặc thay đổi thói quen định kỳ.

Theo Đất Việt
  • 1.799