Kì bí hiện tượng "sét chổng ngược" tuyệt đẹp trong tự nhiên

  •   52
  • 6.167

Bạn có biết, sét có thể phóng ngược từ dưới mặt đất vào không trung?

Từ trước đến nay, sét vẫn luôn được ghi nhận là hiện tượng xuất phát từ những đám mây tích điện trên trời, phóng xuống một điểm dưới mặt đất nhờ vào chênh lệch điện tích.

Tuy nhiên theo một nghiên cứu mới đây từ trường ĐH École Polytechnique Fédérale de Lausanne (Thụy Sĩ), sét còn thể đánh theo kiểu... chổng ngược - tức là hình thành từ dưới thấp và "bắn" ngược lên trên.

Hiện tượng sét chổng ngược đã từng được phát hiện từ thập niên 1930.
Hiện tượng sét chổng ngược đã từng được phát hiện từ thập niên 1930.

Cụ thể, những tia sét kỳ lạ này thường được hình thành trên đỉnh của các tòa nhà chọc trời. Chúng có thể đánh ngược lên những đám mây ở độ cao lên tới 90.000m.

Thông thường, các ion điện tích âm trên đỉnh đám mây sẽ va chạm với những ion điện tích dương bên dưới, tạo nên hiện tượng sét đánh. Nhưng đối với trường hợp "sét chổng ngược", các ion dương dịch chuyển lên trên với tốc độ nhanh hơn rất nhiều, tạo thành hình ảnh tia sét ngược kỳ thú.

Những tia sét bình thường phải như thế này.
Những tia sét bình thường phải như thế này.

Theo Aleksandr Smorgonskiy - người đứng đầu nghiên cứu - hiện tượng sét chổng ngược đã từng được phát hiện từ thập niên 1930. Tuy nhiên những năm gần đây, hiện tượng này đang khiến nhiều người lo ngại, do sự phát triển của ngành công nghiệp điện gió. Các turbine quay đón gió thường được đặt trên núi cao nên rất dễ bị ảnh hưởng tiêu cực từ sét, đặc biệt là sét chổng ngược.

Bằng các số liệu trong 15 năm trên hai ngọn núi có sử dụng điện gió tại châu Âu, Smorgonskiy phát hiện ra những turbine gió tại đây có tần suất xuất hiện "sét chổng ngược" cao hơn gấp 100 lần bình thường. Trong đó, 80% số này là do tự turbine kích hoạt.
Smorgonskiy cho biết sự chênh lệch nhiệt độ không khí có thể là một trong những nguyên nhân khiến hiện tượng này xảy ra. Tuy nhiên, nguyên nhân chính thức cho hiện tượng này hiện vẫn còn đang bí ẩn.


Các bạn có thể xem thêm video dưới đây để chiêm ngưỡng hiện tượng kì bí này.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Vật lý khí quyển và Năng lượng Mặt trời.

Theo Trí Thức Trẻ
  • 52
  • 6.167