Korolyov - niềm tự hào của ngành khoa học vũ trụ Liên Xô

  •  
  • 1.513

Năm 2007, nước Nga kỷ niệm tròn 100 năm ngày sinh của nhà khoa học vũ trụ vĩ đại Sergei Korolyov. Ông là người đã sáng lập nên chương trình vũ trụ của Xôviết và cũng là nhân vật đã gây tác động khởi đầu cuộc chạy đua về khoa học vũ trụ trên thế giới sau này.

Ngày 4/10 là ngày kỷ niệm tròn 50 năm kể từ thời điểm phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên mang tên Sputnik - đó là một thành công vĩ đại nhất của Korolyov và nhóm các đồng nghiệp của ông. Con tàu vũ trụ đầu tiên của Nga phóng vào đầu năm 2007 - con tàu mang sứ mệnh phục vụ cho Trạm vũ trụ quốc tế - sẽ mang tên của Korolyov. Và bức chân dung của ông được vẽ trên đó sẽ cùng con tàu bay vào vũ trụ. Đây là một sự biểu hiện lòng kính trọng, biết ơn đối với một con người đáng kính.

Korolyov sinh ra trong một gia đình giáo viên ở Zhitomir (hiện thuộc Nhà nước Ukraina độc lập). Năm lên 5 tuổi, ông đã được nhìn thấy chiếc máy bay đầu tiên trong đời, và kể từ khi đó, máy bay là sự nghiệp duy nhất tồn tại trong trí óc của Korolyov.

Sergei Korolyov.

Sergei Korolyov. (Ảnh: People)

Khi lớn lên ở Odessa, Korolyov học về động cơ và tham gia một câu lạc bộ về lĩnh vực hàng không. Sau đó, chàng thanh niên này đã thiết kế và bay trên chính phi cơ do mình tự chế tạo.

Tại Moskva, Korolyov một mặt tham gia học tập tại một trường đầu ngành đào tạo về động cơ của Nga, mặt khác bắt đầu công việc chế tạo quả tên lửa nhỏ cùng với một nhóm bạn đồng nghiệp.

Khi những người đứng đầu quân đội Xôviết bắt đầu tính đến việc thành lập ngân quỹ, nhóm của Korolyov đã rất vui mừng, tuy nhiên, đó cũng là lúc mâu thuẫn nội bộ bắt đầu (vào giữa năm 1930). Hầu hết các thành viên trong nhóm của ông đều bị bắt giữ... Korolyov bị bỏ tù tại Kolyma ở đông Siberia. Bất ngờ sau đó ông được trả tự do. Sau Chiến tranh thế giới thứ II, Korolyov đã quay lại với chương trình về tên lửa của mình.

Điểm mạnh của Korolyov là khả năng tổ chức và năng khiếu về động cơ - thêm vào đó là sự cống hiến cả cuộc đời ông trong lĩnh vực hàng không và thậm chí là ngành khoa học vũ trụ. Ông đã thành lập một nhóm các chuyên gia trong lĩnh vực phản lực, kết cấu, thông tin và hệ thống điều khiển - Đầu tiên là thử nghiệm với phiên bản tên lửa V-2 của Đức, và tiếp đến là cải tiến phiên bản này, sau đó, dần dần thiết kế một loạt tên lửa tốc độ và ngày càng mạnh hơn cho quân đội.

Khi nói đến kế hoạch bí mật về vũ trụ của Korolyov: Người ta không thể không nhắc đến tên lửa. Thành quả tuyệt đỉnh từ mọi nỗ lực về tên lửa của Korolyov là “Model 7” (theo tiếng Nga là Semyorka).

Tên lửa R-7 đã trở thành tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đầu tiên của Xôviết. Nó được phóng lần đầu vào ngày 15-5-1957, và ba tháng sau đó, Moskva đã công khai tuyên bố về sức mạnh quân sự của mình. Korolyov được chính phủ phê chuẩn cho tiếp tục nghiên cứu và sử dụng tên lửa nguyên bản sau chương trình thử nghiệm vũ khí để phóng thiết bị thăm dò vào quỹ đạo quanh trái đất - đó là loại tên lửa có tốc độ chỉ lớn hơn 20% so với tên lửa quân sự.

Bằng cách phóng thành công phi thuyền theo kế hoạch dự tính, Korolyov tin rằng tàu con thoi có thể còn đạt được thành công, thậm chí là trước cả vệ tinh khoa học tiên phong mà Mỹ đã rêu rao từ lâu. Những tuần cuối cùng chuẩn bị cho bệ phóng tên lửa bí mật tại Kazakhstan, người ta thấy xuất hiện hai nhân vật trung tâm đó là Korolyov, với tên gọi tắt là Sergei Pavlovich (SP) và vệ tinh trù bị (preliminary satellite - PS). Người ta thường nói đùa rằng đó là SP và PS.

Phần còn lại nằm trong lịch sử ngành vũ trụ. Vệ tinh Sputnik đã làm sửng sốt cả thế giới và đánh một dấu son chói lọi trong cuộc chạy đua về khoa học vũ trụ. Thủ tướng Liên bang Xôviết thời đó, Khrushchev muốn có thêm nhiều điều đáng chú ý hơn nữa và ông đã yêu cầu Korolyov tiếp tục tiến hành: việc thứ nhất là đưa con vật đầu tiên lên vũ trụ, thứ hai là một thiết bị do thám đầu tiên lên mặt trăng, và con người đầu tiên bay vào quỹ đạo (hai năm sau đó, người phụ nữ đầu tiên bay vào vũ trụ) và nhiều người khác nữa. Phải mất hàng năm nước Mỹ mới có thể bắt kịp được.

Korolyov & Vệ tinh Sputnik
Korolyov & Vệ tinh Sputnik (Ảnh: Nationalgeographic)

Những “đứa con” của Korolyov: Thế hệ tiếp theo sau này của Sermyorka do Korolyov chế tạo vẫn tiếp tục bay lên, và cũng đạt được thành quả rất đáng chú ý. Hầu như 1.800 tên lửa cùng loại của Nga đã được phóng trong suốt 50 năm, và những loại khác sẽ tiếp tục mang theo chân dung của ông trên đó. Sermyorka đã mang một thông điệp của nhân loại trên nó. Với dòng chữ “Swords into Plowshares” - biến gươm thành lưỡi cày, và với thành tựu đó, người thiết kế ra nó xứng đáng được hưởng sự kính trọng này.

Tất nhiên đã có không ít đối thủ cạnh tranh với vị trí của ông - đó là những người cũng có khả năng và có ảnh hưởng tới những quan chức Xôviết đã có ý tưởng riêng về động cơ phản lực và tên lửa. Nhưng Korolyov vẫn đóng vai trò độc lập và có tác động đặc biệt trong nhóm đồng nghiệp của mình, mặc dù họ đã cố gắng hết sức và không hề đi sai hướng hay lơ là công việc.

Và thành quả đã xuất hiện từ một hoàn cảnh có rất ít cơ hội trong lịch sử thế giới - vào thời điểm mà nó đã gây nên một cú sốc đối với hệ tư tưởng phương Tây và nó không hề mang tính chất quân sự. (Tổng thống Mỹ Eisenhower đã tin cậy vào thành công này một cách có lý. Sputnik đã xuất hiện không quá sớm - trước khi nước Mỹ tuyên bố với thế giới rằng họ sẽ có một tên lửa đầu tiên - và cũng không quá muộn).

Với những thành công của mình, Korolyov đã chỉ cho thế giới bước lên một bậc cao mới, một con đường quang đãng hơn trong lĩnh vực vũ trụ và chính điều đó đã tạo đà cho sự phát triển của lĩnh vực này ngày nay.

Max Faget, người anh hùng không được thừa nhận của ngành vũ trụ Mỹ cũng từng được coi là một Korolyov của nước Mỹ. Faget đã từng làm việc cho Ủy ban Cố vấn hàng không quốc gia Mỹ (NACA). Sau đó, bởi sự thành công trong lĩnh vực này, ông trở thành người đứng đầu ngành động cơ của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ quốc gia NASA.

Faget đùa vui rằng, NACA đã trở thành NASA, đồng penni đổi thành đồng USD. Tất cả phải cảm ơn Korolyov, bởi vậy, trong buổi lễ kỷ niệm tròn 100 năm ngày sinh của ông, tất cả những người đang làm việc trong lĩnh vực hàng không, vũ trụ đều cần phải biết ơn ông - con người vĩ đại đã khởi đầu cho ngành khoa học này.

Minh Ngọc (tổng hợp)

Theo CAND.com.vn
  • 1.513