Loại bỏ các điểm “kẹt” trên màn tinh thể lỏng

  •  
  • 98

Ở đại bản doanh công nghệ cao của Mỹ, Christopher Hoàng Phạm được biết đến với những công trình nghiên cứu mang lại hàng chục triệu USD mỗi năm, được mời giảng dạy ở nhiều ĐH lớn. Tuy vậy, anh vẫn tự nhận mình “100% là người Việt, bởi lấy vợ Việt, ăn cơm Việt, sống kiểu Việt và... thương người Việt”, dù đã sống ở Mỹ 20 năm.

Ngày 5/6 vừa qua, Bộ GD-ĐT đã trao tặng cho giáo sư Việt kiều Mỹ Christopher Hoàng Phạm kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục”. Đây được coi là sự ghi nhận và đánh giá xứng đáng dành cho những nỗ lực đóng góp để phát triển giáo dục Việt Nam thời gian qua của nhà trí thức có tấm lòng luôn hướng về quê hương này.

Nỗ lực không ngừng

Giáo sư Hoàng Phạm (tên tiếng Việt là Phạm Hoàng) sinh ra và lớn lên ở Đà Lạt, học xong khoa Toán, Đại học Đà Lạt, anh sang Mỹ đoàn tụ với gia đình vào năm 1986. Tại nước Mỹ, với biết bao lạ lẫm buổi ban đầu từ ngôn ngữ đến văn hoá, nhưng Hoàng đã nung nấu ý định phải học thành tài, trước hết là cho bản thân, sau là để sau này đem những cái mà mình học được về giúp nước.

Cũng như bao nhiêu người Việt khác, khi mới sang Mỹ Hoàng đã phải làm đủ mọi nghề lao động chân tay như bồi bàn, khuân vác, bảo vệ... để kiếm sống và có tiền theo học tại Đại học cộng đồng, rồi sau đó là Đại học California và ngành điện toán tại Đại học San Jose.

Nhờ sự nỗ lực không ngừng, khi đi học, Hoàng Phạm luôn là một sinh viên xuất sắc được nhận học bổng của Công ty HP. Sau khi ra trường, anh được nhận vào làm việc tại HP một cách dễ dàng. Song chỉ được khoảng ba tháng, sếp đã trực tiếp khuyên anh nên đi học cao hơn, vì cho rằng anh còn nhiều khả năng tiến xa hơn nữa. Vậy là anh tiếp tục học cao học, và nhận lời làm việc cho một số công ty lớn tại thung lũng Sillicon. Trong đó, có Sun Microsystems - một trong những công ty CNTT hàng đầu của Mỹ lúc đó.

“Ông chủ” của 20 giải thưởng

Giáo sư Hoàng Phạm và gia đình trong chuyến về thăm Việt Nam.

Năm 1998, anh chọn làm việc cho hãng Cisco System nổi tiếng tại thung lũng Sillicon, đại bản doanh công nghệ cao của Mỹ. Hiện nay, giáo sư Hoàng Phạm là Trưởng phòng Kỹ sư hệ thống cao cấp của Cisco tại Mỹ, và được mời tham gia giảng dạy tại Trường Đại học San Jose, nơi anh đã từng học và một số trường đại học khác.

Năm 2004, Hoàng Phạm đã đoạt giải thưởng lãnh đạo xuất sắc nhờ sáng lập ra chương trình BOW. Chương trình này được ứng dụng để làm cho hệ thống máy của Cisco có thể chạy liên tục suốt 365 ngày trong năm và mỗi năm chỉ được “chết” không quá 5 phút, và đã giúp Cisco tiết kiệm hàng chục triệu USD mỗi năm do hạn chế được những lỗi ở phần cứng và phần mềm. Đến nay, BOW đã được sử dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Năm 2005, Hoàng Phạm đã được trao giải thưởng kỹ sư người Mỹ gốc chấu Á xuất sắc nhất của năm (Asian - American Engineer of the Year) do Viện kỹ sư Trung Quốc trao tặng nhân ngày hội của giới công nghệ thông tin tại Thung lũng Silicon. Ngoài ra, anh đã có tới hơn 20 giải thưởng khác trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Ước vọng gắn kết khối trí thức Việt trên toàn thế giới

Giáo sư Hoàng Phạm là một trong những người có vai trò thúc đẩy chính trong việc tăng cường sự trao đổi và liên lạc giữa các giảng viên và sinh viên Việt Nam với các nước châu Á khác và thế giới thông qua mạng lưới Cisco Asian Affinity Network (CAAN). Anh còn góp sức vào việc thành lập mạng lưới các chuyên gia IT người Việt tại Mỹ.

Theo Hoàng Phạm, cách làm việc theo mạng lưới có nhiều ưu điểm như có thể dễ dàng liên hệ, khi nào cần giải quyết vấn đề thì nhóm lại nhanh chóng, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau từ xa...

Năm 2005, Hoàng Phạm là một trong những người đứng ra tổ chức Hội nghị Khoa học quốc tế của người Việt Nam tại Mỹ ở Thung lũng Silicon. Hội nghị được tổ chức ngay trong đại bản doanh của Cisco, nơi có hàng trăm kỹ sư châu Á làm việc và rất nhiều trong số đó là người Việt Nam. Anh mong muốn sẽ phát triển mạng lưới này vượt ra ngoài nước Mỹ để những trí thức người Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới có thể hợp tác với nhau và khẳng định tài trí của người Việt.

Nhận thấy sinh viên trong nước học giỏi, nhưng điều kiện thực hành còn nhiều thiếu thốn, năm 2006, Hoàng Phạm đã đứng ra lập dự án và xin được tài trợ của hãng Cisco Systems trang bị cho trường Đại học Bách khoa Hà Nội một phòng lab công nghệ thông tin trị giá 350.000 USD để giúp sinh viên của trường có điều kiện thực hành về công nghệ thông tin, và có thể có những hợp tác nghiên cứu với Cisco.

Ngoài ra, Giáo sư Hoàng còn tư vấn kỹ thuật và cách tổ chức hạ tầng cơ sở cho các cán bộ văn phòng và cán bộ giảng dạy tại Việt Nam nhằm nâng cấp các lớp học và chương trình theo các hệ đào tạo quốc tế. Anh rất hy vọng sẽ có điều kiện giúp đào tạo ra một đội ngũ chuyên gia kỹ thuật cao để những người này sẽ đào tạo lại cho sinh viên.

Với một tấm lòng luôn hướng về Việt Nam, tuy đã sang Mỹ đoàn tụ với gia đình hơn 20 năm, giáo sư Hoàng Phạm còn rất tích cực tham gia các hoạt động xã hội để ủng hộ đồng bào trong nước.

Anh là người thường xuyên tham gia vào các phong trào gây quỹ từ thiện tại Mỹ nhằm cứu trợ các nạn nhân bão lụt và thiên tai tại Việt Nam, cũng như tích cực tham gia vào công việc của cộng đồng người Việt ở Mỹ. Anh cho biết: “Mệt nhưng mà vui vì điều đó có nghĩa là cộng đồng cần tới mình và mình có thể giúp ích được cho nhiều người hơn”.

Người Việt 100%

Trong gia đình, anh luôn chú ý và coi trọng việc gìn giữ những truyền thống văn hóa của người Việt. Hoàng Phạm rất mong muốn con cái mình vẫn tiếp tục duy trì được tiếng Việt và văn hoá Việt như anh. Tuy rất bận rộn, nhưng ngày ngày vẫn không quản ngại đường sá xa xôi, Hoàng Phạm vẫn dành thời gian đưa các con đi đến lớp học tiếng Việt rồi mới vội vã tới công sở.

Ở trường học tiếng Việt, anh tham gia vào ban phụ huynh lớp, và thường đảm nhận công việc đứng điều khiển giao thông ngoài cổng trường để bảo đảm cho các em tan lớp ra về an toàn.

Ngày Tết cổ truyền, mặc dù vẫn phải đi làm như thường lệ, nhưng vợ chồng anh vẫn dành thời gian để đưa cậu con trai cùng hai cô con gái sinh đôi của mình đến tham dự ngày Tết của cộng đồng người Việt trong những bộ quần áo dài truyền thống của dân tộc.

20 năm sống ở Mỹ, nhưng tôi vẫn một trăm phần trăm là người Việt, bởi lấy vợ Việt, ăn cơm Việt, sống kiểu Việt và ... thương người Việt”, giáo sư Hoàng Phạm hóm hỉnh nói.

Vũ Tuấn Anh

Theo Dân trí, VietNamNet
  • 98