Loài rầy mới được phát hiện ở Việt Nam

  •  
  • 1.086

Các nhà khoa học vừa phát hiện loài rầy mới ở Việt Nam. Đây là loài thường gây hại trên cây sao đen.

Loài rầy mới có tên là Rioza hopeae, sống ở hầu hết ở các tỉnh miền Nam, Tây nguyên và miền Trung.

Con đực trường thành rầy hại sao đen.
Con đực trường thành rầy hại sao đen. (Ảnh: Vũ Thị Nga)

Bà Vũ Thị Nga, trường Đại học Nông Lâm TP HCM, thành viên nghiên cứu cho biết, chiều dài cơ thể trưởng thành cái trung bình dài 1,827mm, rộng 0,558mm; trưởng thành đực dài 1,652mm, rộng 0,478mm.

Trưởng thành của loài rầy Trioza hopeae có màu vàng nhạt, mắt kép và mắt đơn màu đỏ. Cánh trong suốt, mạch cánh màu vàng nhạt, cánh dài phủ qua đuôi khi rầy đang đậu.

Khi màu sắc trưởng thành ổn định, phía lưng cơ thể có màu nâu, phía bụng màu vàng nhạt, mắt kép và mắt đơn màu nâu hơi đỏ. Trưởng thành cái to hơn trưởng thành đực.

Con rầy trưởng thành Trioza hopeae chích hút nhựa lá và thường chích hút ở mặt dưới của lá non (lá màu xanh tím) của cây sao đen. Tại vết chích hút của chúng mô lá hình thành dạng "vết trám xi măng" hơi tròn, nhẵn màu xanh nhạt.

Công bố một loài rầy mới này được đăng tải trên tạp chí khoa học Entomological Science.

Theo Vnexpress
  • 1.086