Lý do bất ngờ sau hành động cắn huy chương của các vận động viên

  •   52
  • 6.277

Trong bất kì môn thể thao cá nhân nào, những vận động viên dành huy chương thường xuyên đưa vật quý giá này lên miệng và cắn vô tội vạ mặc dù ít ai hiểu lý do đằng sau hành động đó.

Những người chiến thắng ở các cuộc thi thể thao thường có thói quen cắn tấm huy chương của mình trên bục nhận giải, nhưng không ai thực sự biết tại sao họ lại làm vậy. Trên thực tế, điều này vẫn là một bí ẩn dai dẳng khiến cho ngay cả những nhà sử học cũng phải bó tay.

Điều này vẫn là một bí ẩn dai dẳng khiến cho ngay cả những nhà sử học về Olympic cũng phải bó tay.
Điều này vẫn là một bí ẩn dai dẳng khiến cho ngay cả những nhà sử học cũng phải bó tay.

"Chúng tôi chẳng biết tại sao họ lại làm thế", Anthony Bijkerk, tổng thư ký Hiệp hội Các nhà sử học Quốc tế, chia sẻ. "Theo như tôi biết thì đó là một thói quen đã có từ lâu".

Nhưng gần đây NBC đã nêu ra câu hỏi này đối với 2 vận động viên và cuối cùng họ đã tiết lộ bí mật phía sau hành động cắn huy chương của mình.

Trong một video do NBC đăng tải, 2 cựu vận động viên (môn bơi) Natalie Coughlin và Dawn Harper-Nelson (môn chạy vượt rào) nói rằng, sau khi giành được huy chương, họ bị bao vây bởi một rừng phóng viên và những phóng viên này yêu cầu họ hãy cắn vào tấm huy chương mình vừa giành được.

Harper-Nelson cho biết: "Họ gào lên "Nhìn tôi này!" và tất cả mọi người cùng réo lên những câu như "Cười lên nào!" hoặc "Cắn vào tấm huy chương của anh đi!".

"Họ khiến chúng tôi phát mệt và đành phải chiều lòng cắn vào tấm huy chương", Coughlin đồng tình.

Đó là: Các phóng viên ảnh bảo họ làm vậy.
Đó là: Các phóng viên ảnh bảo họ làm vậy.

Ngoài lý do trên, nhiều người cho rằng truyền thống cắn huy chương của các vận động viên còn bắt nguồn từ thói quen kiểm tra vàng từ thời xa xưa.

Khi vàng đúc vẫn là đơn vị tiền tệ phổ biến, việc cắn vào những thỏi hay đồng vàng chính là phương pháp kiểm tra đơn giản nhất để nhận biết chúng có bị làm giả hay không.

Vàng rất mềm và khi cắn sẽ để lại dấu vết, nghĩa là việc xác định thật giả khá dễ dàng. Càng mềm, hàm lượng vàng càng cao. Nếu răng chìm sâu, chứng tỏ đó là một thỏi vàng nguyên chất. Ngược lại, vết cắn nông cho thấy đó chỉ là một loại "tiền giả" với lớp mạ vàng mỏng.

Nhưng từ năm 1912 các huy chương vàng đã không được làm từ vàng khối nữa rồi. Điều hài hước ở đây là ngày nay, thành phần của các tấm huy chương vàng có đến 99% là bạc.

Vậy nên, hơn cả việc kiểm tra chất vàng, các nhà vô địch vẫn thường đặt răng vào mỗi tấm huy chương như một cách chứng tỏ giá trị bản thân.

Cập nhật: 30/07/2021 Theo Trí Thức Trẻ/Zing
  • 52
  • 6.277