Mối liên hệ giữa sự ấm lên toàn cầu và sự biến mất của loài ếch là một thách thức

  •  
  • 376

Nhóm các nhà sinh học đã chọn lọc những bằng chứng không đồng nhất, nhằm vào rất nhiều nhân tố gây ra sự biến mất trên diện rộng của loài ếch đổi màu.

Những động vật lưỡng cư, thuộc loài Atelopus – thực tế chúng là cóc mặc dù cái tên thông thường dành cho chúng là ếch – từng sinh sống với số lượng rất lớn dọc các bờ suối trên các dốc đầy sương mù từ Andes đến Costa Rica. Sau 20 năm, chúng đã chết dần và được các tổ chức bảo tồn xếp tên trong sách những động vật có nguy cơ bị đe dọa trầm trọng, chủ yếu chỉ có thể thấy chúng trong vườn thú.

Một đội nghiên cứu là tác giả của bài viết được trích dẫn nhiều nhất trên tờ Nature đồng thời là những người đã giành giải nhất của năm 2006 đã miêu tả sự nóng lên toàn cầu chính là “ngòi nổ” dẫn đến sự tuyệt chủng của nhiều loài. Các nhà nghiên cứu cho biết họ đã tìm thấy mối liên hệ rõ ràng giữa những mùa nóng bất thường và sự biến mất của một số lượng các cá thể ếch trên dốc núi.

Tác nhân trực tiếp, các nhà khoa học nhận định, là loài nấm chytrid, chúng tấn công động vật lưỡng cư ở rất nhiều nơi trên toàn cầu nhưng mạnh mẽ nhất ở một số điều kiện khí hậu nhất định. Các tác giả do J.Alan Pounds thuộc khu bảo tồn rừng Monteverde tại Costa Rica dẫn đầu cho biết: “Ở đây chúng tôi chỉ ra rằng sự tuyệt chủng lớn gần đây đều có liên quan đến việc bùng phát nguồn bệnh có nguồn gốc từ sự ấm lên toàn cầu.” Cuộc nghiên cứu đã được Ban hội thẩm đa chính phủ về sự thay đổi khí hậu đưa vào báo cáo năm ngoái.

Các nhà nghiên cứu đã luôn đặt câu hỏi về mối liên hệ đó. Năm ngoái, hai phản hồi trên tờ Nature đã đưa ra nghi vấn trong bài báo năm 2006. Trong tạp chí, tiến sĩ Pounds và nhóm nghiên cứu của mình nói rằng kết quả phân tích mới thực tế hỗ trợ cho cách nhìn của họ rằng “sự ấm lên toàn cầu góp phần vào quá trình khủng hoảng của động vật lưỡng cư,” nhưng họ né tránh và nói rằng đó là “nhân tố chìa khóa”.

Trong số ra ngày 25 tháng 3 trên PLoS Biologym, một nhóm khác tranh luận rằng sự chết dần của động vật đổi màu và một số động vật lưỡng cư khác phản ánh sự lan rộng của nấm chytrid. Họ nghi ngờ kết quả phân tích mối liên hệ của sự biến mất này đối với sự thay đổi khí hậu. Trong cuộc phỏng vấn và trao đổi thư điện tử, tiến sĩ Pounds và tác giả chính của bài báo, Karen R. Lips thuộc Đại học Sounthern Illinois, tranh cãi về lý giải của mỗi người.

Ba loài ếch được cứu sống từ Panama: Cochranella granulose (phía trên bên trái), Cochranella albomaculata (phía dưới bên trái), và Centrolene ilex (phía dưới bên phải). Phía trên bên phải là con Atelopus nhiều màu từ Andes, Peru (Ảnh: Dante Fenolio)

Các chuyên gia đã từng nghiên cứu động vật lưỡng cư cho rằng không nhóm nào có đủ bằng chứng để giữ vững lập trường của mình và cảnh báo: cuộc tranh cãi về khoa học này không nên làm sao lãng một thực tế là con người rõ ràng đang khuấy động sinh học trong khi chỉ hiểu biết chút ít về nó.

“Vẫn còn rất nhiều điều chúng ta chưa biết!” David B.Wake, một nhà sinh vật học thuộc Đại học California, Berkeley, đã viết trong một thư điện tử sau khi đọc bài báo. Nguồn gốc của loại nấm đó và cách chúng tiêu diệt động vật lưỡng cư vẫn chưa được biết đến, ông cho biết, và có rất nhiều bí ẩn tại sao nó sinh sôi phát triển ở một số địa điểm và thời gian nhất định mà không phải vào chỗ khác, thời gian khác.

Tiến sĩ Pounds và tiến sĩ Lips đều đã thực hiện những công việc quan trọng, tiến sĩ Wake nói thêm “Tôi hy vọng rằng việc này sẽ không trở thành một ‘cuộc thi tranh cãi’ vì chúng ta vẫn còn rất nhiều điều cần biết về sự suy tàn của động vật lưỡng cư”

Ross A. Alford, một nhà sinh vật học nhiệt đới tại Đại học James Cook tại Townsville, Australia, cho biết cuộc tranh luận khoa học, mặc dù quan trọng, nhưng có thể trở nên rối bời, đặc biệt khi xét đến những nguy cơ chưa rõ ràng của sự ấm lên toàn cầu.

Tranh cãi về việc liệu chúng ta có hoặc có thể thấy được hậu quả,” ông nói, “giống như việc ngồi trong một ngôi nhà ngấm đầy xăng, cho một que diêm đang cháy rơi, và tranh cãi xem liệu có thể nhìn thấy lửa hay không, hay que diêm sẽ tự tắt.”

Trà Mi (Theo The New York Times)
  • 376